Baằng 2 kế toán đại học thương mại năm 2024

Review chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp trường Đại học Thương mại (TMU): Thông dịch viên ngôn ngữ doanh nghiệp

Tại bất kỳ doanh nghiệp nào việc nắm rõ thu chi, ngân sách thanh toán đầu ra đầu vào là điều vô cùng cần thiết. Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp cũng từ đó mà được nhiều học sinh theo học. Trường Đại học Thương mại là một trong những trường kinh tế có tiếng đào tạo chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp được nhiều người tin tưởng.

Kế toán doanh nghiệp là gì

Mục lục

1. Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán doanh nghiệp là bộ phận kế toán đặc biệt liên quan đến doanh nghiệp, công ty. Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp là ngành học liên quan đến các hoạt động ghi chép, thu nhận, xử lý và cung cấp các thông tin về tình hình hoạt động tài chính của một tổ chức, doanh nghiệp nhằm đảm bảo rằng các doanh nghiệp có lợi và đạt được hiệu quả tài chính.

Kế toán doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế từ phạm vị đơn vị, cơ quan, doanh nghiệp cho đến quản lý ở phạm vi toàn bộ nền kinh tế. Một bộ máy kế toán mạnh sẽ có sổ sách kế toán rõ ràng, phân tích thấu đáo sẽ giúp cho người điều hành đưa ra các quyết định kinh doanh đạt hiệu quả.

2. Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp trường Đại học Thương mại có gì?

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp thuộc Khoa Kế toán-Kiểm toán là chuyên ngành lớn của trường Đại học Thương mại. Hằng năm, chỉ tiêu tuyển sinh và điểm đầu vào luôn ở mức cao nhất so với các chuyên ngành khác của trường, điều này chứng minh rằng đây là một chuyên ngành vô cùng chất lượng và uy tín của trường.

Sinh viên sau khi ra trường sẽ nắm vững được những kiến thức cơ bản về kinh tế – xã hội, quản trị kinh doanh; nắm vững kiến thức chuyên môn về kế toán, kiểm toán, phân tích kinh tế. Sinh viên có năng lực thực hành nghề kế toán, kiểm toán và khả năng hoạch định chính sách kế toán, kiểm toán. Bên cạnh đó, sinh viên còn được đào tạo các kỹ năng sử dụng các phần mềm kế toán bằng ứng dụng công nghệ thông tin trên máy tính giúp chuyên nghiệp hóa và đáp ứng đòi hỏi thực tiễn của doanh nghiệp.

Chương trình đào tạo cử nhân hướng tới việc xây dựng những kế toán viên có nghiệp vụ vững vàng, cùng với kỹ năng sử dụng thuần thục các công cụ hỗ trợ nhằm đáp ứng tốt nhất các yêu cầu phát triển của doanh nghiệp.

Trong quá trình học tập chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại trường Đại học Thương mại sinh viên được tham gia rất nhiều hoạt động ngoại khóa do Khoa và nhà trường tổ chức như các cuộc thi chuyên môn về Kế toán doanh nghiệp như CLB của Khoa Kế toán – Kiểm toán, gồm CLB Kế toán – kiểm toán trẻ (YAC), CLB Phát triển giới trẻ (YDC), CLB tình nguyện Khoa (VAT) và các CLB âm nhạc, thể thao tùy theo sở thích của mỗi sinh viên.

3. Điểm chuẩn chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp trường Đại học Thương mại (TMU)

4. Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp ra trường làm gì?

Sinh viên chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp nói riêng và sinh viên ngành Kế toán nói chung khi tốt nghiệp có khả năng tham gia vào thị trường lao động ngành Kế toán, có khả năng tổ chức, thực hiện công tác kế toán tại các doanh nghiệp, đơn vị hành chính sự nghiệp, các tổ chức kinh tế hoặc giảng dạy tại các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu. Cụ thể sinh viên có thể ứng tuyển vào các vị trí như:

– Nhân viên phụ trách kế toán tại các tập đoàn, công ty, doanh nghiệp trong và ngoài nước, các doanh nghiệp sản xuất, thương mại và các tổ chức kinh tế khác.

– Kế toán viên, trợ lý kiểm toán viên trong các doanh nghiệp kiểm toán, chuyên viên tư vấn thuế, kiểm toán nội bộ.

– Chuyên viên phụ trách kế toán, kiểm toán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.

– Nhân viên môi giới chứng khoán, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ, nhân viên quản lý dự án.

– Kế toán trưởng, trường phòng kế toán, quản lý tài chính, thanh tra kinh tế,…

– Giảng viên tại các cơ sở đại học, cao đẳng, viện nghiên cứu đào tạo ngành Kế toán,…

Chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp là ngành học quan trọng và vô cùng cần thiết trong tất cả các doanh nghiệp kinh tế, chính vì vậy mà sinh viên có rất nhiều cơ hội để tham gia vào thị trường nhân lực ngành này.

Với những thông tin cơ bản về chuyên ngành Kế toán doanh nghiệp tại Đại học Thương mại trên, hy vọng rằng sẽ giúp ích cho các em trong quá trình chọn ngành, chọn nghề phù hợp trong tương lai.

Hiện Đại Học Thương Mại có tuyển sinh hình thức vừa làm vừa học cho các học viên có nhu cầu theo học tại trường. Với bằng bằng cử nhân tại trường, thì đây là cơ hội phù hợp với mong muốn của nhiều thí sinh không muốn tới học trực tiếp thời gian quá dài

Nếu các bạn thí sinh quan tâm thì hãy liên hệ ngay cho EduOn nhé!

Thông tin chung

  • Tên trường: Trường Đại Học Thương Mại
  • Địa chỉ: 79 Đ. Hồ Tùng Mậu, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Website: //tmu.edu.vn/
  • Facebook: //www.facebook.com/thuongmaiuniversity/
  • Mã tuyển sinh: TMU
  • Email tuyển sinh: tuyensinh@eduon.edu.vn
  • Số điện thoại tuyển sinh: 0866 20 10 18 – 024.6688.2999

Thông tin chi tiết về hệ đào tạo vừa học vừa làm

Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết về hình thức đào tạo vừa học vừa làm tại trường Đại Học Thương Mại

Hình thức vừa làm vừa học là gì?

Đây là hình thức đào tạo cho đối tượng người học vừa đi làm, vừa muốn nâng cao kiến thức, kỹ năng về một lĩnh vực thuộc ngành/chuyên ngành đào tạo

Hoạt động giảng dạy được thực hiện tại Trường Đại học Thương mại hoặc tại cơ sở liên kết đào tạo theo quy định

Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần

Thời gian học trong bao lâu?

Thời gian học tập chuẩn toàn khóa đối với hình thức đào tạo vừa làm vừa học (VLVH) đối với người học có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông là 5 năm

Ra trường bằng có giống chính quy không, khác nhau ở chỗ nào?

Văn bằng của hình thức đào tạo chính quy và vừa làm vừa học cùng chung mẫu phôi văn bằng, trên văn bằng không ghi hình thức đào tạo.

Trên Bảng điểm tốt nghiệp có ghi hình thức đào tạo: Vừa làm vừa học.

Hình thức VH/VL có phải học ban ngày không?

Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần

Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc vừa đi học, vừa đi làm, thông thường thời gian học chủ yếu vào buổi tối các ngày trong tuần hoặc các buổi trong ngày Thứ 7 và Chủ nhật.

Tổng số lượng tín chỉ phải học là bao nhiêu?

Tổng số tín chỉ người học phải tích lũy theo chương trình đào tạo là 120 tín chỉ (Không bao gồm các học phần Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng)

  • Mỗi học kỳ học 12 – 14 tín chỉ (1 năm học 2 học kỳ).

Học phí bao nhiêu 1 tín chỉ?

Tín chỉ học phí (TCHP) là đơn vị dùng để lượng hóa chi phí của các hoạt động giảng dạy, học tập cho từng loại học phần mà sinh viên theo học phải đóng góp.

Đơn giá học phí cho một TCHP do Hiệu trưởng quy định cho từng chương trình đào tạo, hình thức đào tạo theo từng năm học dựa trên các quy định hiện hành của Nhà nước về chế độ học phí đối với sinh viên trình độ đại học.

  • Hiện tại, mức học phí của 1 tín chỉ ở trường Đại học Thương Mại khoảng 496.000đ/tín chỉ

Nộp hồ sơ thì bao giờ có kết quả?

Điểm trúng tuyển và Danh sách thí sinh trúng tuyển được công bố trên Websites của trường Đại học Thương mại (//www.tmu.edu.vn)

Học niên chế là gì?

Học theo niên chế là học theo lớp hành chính; người học được xếp thời khóa biểu học tập theo lịch cố định của nhà Trường; người học không được tự mình đăng ký học tập theo tiến độ nhanh để có thể rút ngắn thời gian đào tạo.

Thời gian học chủ yếu vào buổi tối các ngày trong tuần hoặc các buổi trong ngày thứ 7 và Chủ nhật.

Tổng số tín chỉ người học phải tích lũy theo chương trình đào tạo là 120TC (Chưa bao gồm các học phần GDTC, GDQP); Mỗi học kỳ học 12-14 tín chỉ (1 năm học 2 học kỳ).

Vừa học vừa làm khác gì với hệ chính quy?

Một vài đặc điểm của hình thức học niên chế và chính quy như sau:

Giống nhau

  • Chung một chương trình đào tạo của ngành/chuyên ngành
  • Đội ngũ giảng viên
  • Cơ sở vật chất (trừ tại cơ sở liên kết đào tạo của Trường)
  • Chung cách thức đánh giá kết quả học tập
  • Khi tốt nghiệp được cấp chung một mẫu phôi văn bằng.

Điểm khác nhau

  • Về hình thức đào tạo Học tập trung, liên tục vào các ngày trong tuần từ thứ 2 đến thứ 7 từ 6h00 đến 20h00.
    • Vừa làm vừa làm vừa học: Thời gian tổ chức hoạt động giảng dạy linh hoạt trong ngày và trong tuần. Tuy nhiên, để thuận lợi cho việc vừa đi học, vừa đi làm, thông thường thời gian học chủ yếu vào buổi tối các ngày trong tuần và ngày cuối tuần vì vậy người học có thể đi làm và đảm bảo công việc của mình.
  • Về phương thức đào tạo: ĐHCQ: Đào tạo theo hệ thống tín chỉ; VLVH: Đào tạo theo niên chế
  • Về thời gian đào tạo: ĐHCQ: 4 năm; VLVH: 5 năm

Nên chọn học liên thông hay hệ Vừa học vừa làm?

Cả 2 phương thức (liên thông CĐ với trình độ đại học hình thức VLVH và Đại học VLVH) đều học chung 1 chương trình đào tạo.

  • Chương trình đào tạo đối với sinh viên liên thông được xác định trên cơ sở chương trình đào tạo trình độ đại học VLVH sau khi miễn trừ các học phần được công nhận kết quả học tập và chuyển đổi tín chỉ đã tích lũy trong chương trình đào tạo CĐ đã học;
  • Thời gian học tập toàn khóa đối với sinh viên học liên thông được xác định trên cơ sở thời gian học tập chuẩn toàn khoá ĐH VLVH giảm tương ứng với khối lượng được miễn trừ. Bởi vậy, nếu CTĐT được miễn trừ nhiều học phần thì có thể em tốt nghiệp đúng 2.5 năm từ CĐ lên ĐH VLVH và tổng thời gian cả 2 chương trình đào tạo (CTĐT Cao Đẳng và CTĐT liên thông CĐ lên ĐH VLVH) có thể là 5 năm; nếu CTĐT được miễn trừ ít học phần thì thời gian đào tạo liên thông có thể dài hơn 2.5 năm và tổng thời gian cả 2 chương trình đào tạo (CTĐT Cao Đẳng và CTĐT liên thông CĐ lên ĐH VLVH) có thể sẽ lớn hơn 5 năm.
  • Liên thông CĐ lên ĐH VLVH người học phải qua 2 đợt tuyển sinh (đợt 1 tuyển sinh vào CĐ; đợt 2 tuyển sinh vào ĐH VLVH sẽ mất nhiều thời gian và công sức hơn)

Trên đây là thông tin tuyển sinh hệ vừa học vừa làm của trường đại học thương mại. Nếu các bạn thì sinh quan tâm thì hãy liên hệ cho EduOn qua hotline 0866 20 10 18 – 024.6688.2999 để được tư vấn tốt nhất!

Học văn bằng 2 đại học được bao lâu?

Văn bằng 2 Cao đẳng Dược có thời gian học trung bình từ 15 – 18 tháng. Thời gian học sẽ có sự thay đổi linh hoạt tùy từng đối tượng.

Học văn bằng 2 công an bao lâu?

- Thí sinh trúng tuyển được đào tạo khoảng 02 năm (không tính thời gian huấn luyện đầu khóa). Thời gian nhập học dự kiến tháng 3/2023.

Trường Đại học Thương mại đào tạo những ngành gì?

Review các ngành đào tạo tại trường Đại Học Thương Mại.

Tiếng Pháp thương mại - Đại Học Thương Mại..

Kế toán doanh nghiệp - Đại Học Thương Mại..

Tiếng Anh thương mại - Đại Học Thương Mại..

Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành - Đại Học Thương Mại..

Quản trị thương hiệu - Đại Học Thương Mại..

Tài chính công - Đại Học Thương Mại..

Trường Đại học Thương mại lấy điểm chuẩn là bao nhiêu?

Tất cả các ngành của trường Đại học Thương mại (viết tắt là: TMU) có điểm chuẩn từ 25,8 điểm trở lên, đặc biệt cao nhất là các ngành Marketing, Logistics, Thương mại điện tử, với cùng 27 điểm. Trong tổng cộng 22 ngành cũng như chuyên ngành mà TMU đào tạo, tất cả đều lấy điểm chuẩn từ 25,8 điểm trở lên.

Chủ đề