Baài 1 trang 95 tài liệu toán tập 1

Giải bài tập Toán 7 Cánh diều trang 95 chi tiết hướng dẫn và đáp án bài 1, 2, 3, 4 trang 95 SGK Toán 7 Cánh Diều tập 1

Bài 1 trang 95 Toán 7 Cánh Diều tập 1

Câu hỏi

  1. Tìm các cặp góc kề nhau trong mỗi hình 18a, 18b:

  1. Tìm các cặp góc kề bù (khác góc bẹt) ở Hình 19.

  1. Tìm hai góc đối đỉnh (khác góc bẹt và góc không) trong mỗi hình 20a, 20b, 20c, 20d:

Bài giải

  1. Hai góc kề nhau:

Trong hình 18a là: góc iAj và góc jAk

Trong hình 18b là: góc eBf và góc fBg; góc eBf và góc fBh; góc eBg và góc gBh; góc fBg và góc gBh

  1. 2 góc kề bù trong Hình 19 là: góc xOy và góc yOu; góc xOz và góc zOu; góc xOt và góc tOu
  1. 2 góc đối đỉnh:

Trong Hình 20a: Không có vì 2 góc này không có chung đỉnh

Trong Hình 20b: Không có vì không có 2 góc nào mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

Trong Hình 20c: góc xOy và góc x’Oy’

Trong Hình 20d: Không có vì không có 2 góc nào mà mỗi cạnh của góc này là tia đối của một cạnh của góc kia.

Bài 2 trang 95 Toán 7 Cánh Diều tập 1

Câu hỏi

Quan sát Hình 21 và chỉ ra:

  1. Hai góc kề nhau;
  2. Hai góc kề bù (khác góc bẹt) ;
  3. Hai góc đối đỉnh( khác góc bẹt và góc không).

Bài giải

  1. 2 góc kề nhau là: góc ABE và EBD; góc AFG và GFE; góc AEB và BED; góc BCG và GCD; góc FGB và BGC; góc BGC và CGE; góc CGE và EGF; góc EGF và FGB.
  1. 2 góc kề bù là: góc AFG và GFE; góc BCG và GCD; góc FGB và BGC; góc BGC và CGE; góc CGE và EGF; góc EGF và FGB.
  1. 2 góc đối đỉnh là: góc FGB và CGE; góc BGC và EGF

Bài 3 trang 95 Toán 7 Cánh Diều tập 1

Câu hỏi

Tìm số đo:

  1. Góc mOp trong Hình 22a;
  1. Góc qPr trong Hình 22b;
  1. x,y trong Hình 22c.

Bài giải

  1. Vì tia On nằm trong góc mOp nên \(\widehat {mOn} + \widehat {nOp} = \widehat {mOp}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow 30^\circ + 45^\circ = \widehat {mOp}\\ \Rightarrow 75^\circ = \widehat {mOp}\end{array}\)

Vậy số đo góc mOp là 75 độ

  1. Ta có: \(\widehat {q\Pr } + \widehat {rPs} = 180^\circ \) (2 góc kề bù)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow \widehat {q\Pr } + 55^\circ = 180^\circ \\ \Rightarrow \widehat {q\Pr } = 180^\circ - 55^\circ = 125^\circ \end{array}\)

Vậy số đo góc qPr là 125 độ

  1. Ta có: \(\widehat {tQz} = \widehat {t'Qz'}\) ( 2 góc đối đỉnh), mà \(\widehat {t'Qz'} = 41^\circ \Rightarrow \widehat {tQz} = 41^\circ \)

\(\widehat {tQz'} + \widehat {z'Qt'} = 180^\circ \) ( 2 góc kề bù) nên \(\widehat {tQz'} + 41^\circ = 180^\circ \Rightarrow \widehat {tQz'} = 180^\circ - 41^\circ = 139^\circ \)

Vậy \(x = 41 \circ ; y = 139 \circ \)

Bài 4 trang 95 Toán 7 Cánh Diều tập 1

Câu hỏi

Hình 23 là một mẫu cửa có vòm tròn của một ngôi nhà. Nếu coi mỗi thanh chắn vòm cửa đó như một cạnh của góc thì các thanh chắn đó (ba thanh màu xanh trên hình) như một cạnh của góc thì các thanh chắn đó tạo ra các góc kề nhau. Theo em, mỗi góc tạo bởi hai thanh chắn vòm cửa đó khoảng bao nhiêu độ?

Bài giải

Trong Hình 23, coi mỗi thanh chắn vòm cửa đó như một cạnh của góc thì các thanh chắn đó tạo ra các góc kề nhau.

Các góc tạo bởi các thanh chắn cửa kề nhau tạo thành một góc bẹt và các góc có số đo gần bằng nhau.

Do đó, số đo mỗi góc bằng khoảng: 180o : 4 = 45o.

Vậy mỗi góc tạo bởi hai thanh chắn vòm cửa đó khoảng 45 độ.

Trên đây là chi tiết hướng dẫn Giải bài tập Toán 7 Cánh Diều trang 95 được Đọc Tài Liệu biên soạn với mong muốn hỗ trợ các em học sinh học tốt hơn môn Toán lớp 7

Đề bài: Kết quả tìm hiểu về sở thích đối với mạng xã hội của 8 học sinh một trường Trung học cơ sở được cho bởi bảng thống kê sau:

Hãy cho biết:

  1. Các loại mức độ thể hiện sự yêu thích đối với mạng xã hội của 8 học sinh trên.
  1. Có bao nhiêu học sinh nam, bao nhiêu học sinh nữ được điều tra?
  1. Độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra.
  1. Dữ liệu nào là định tính? Dữ liệu nào là định lượng?

Hướng dẫn giải:

Đọc bảng dữ liệu.

Trung bình cộng của n số = Tổng của n số : n.

Các dữ liệu số là dữ liệu định lượng.

Các dữ liệu không phải là số là dữ liệu định tính.

Đáp án:

  1. Các loại mức độ thể hiện sự yêu thích đối với mạng xã hội của 8 học sinh trên là: không thích, không quan tâm, thích, rất thích.
  1. Có 4 bạn học sinh nam, 4 bạn học sinh nữ được điều tra.
  1. Số tuổi trung bình của các bạn được điều tra là:

(13 + 14 + 14 + 12 + 14 + 14 + 12 + 13) : 8 = 13,25 (tuổi).

Vậy độ tuổi trung bình của các bạn được điều tra là 13 tuổi.

  1. Dữ liệu định tính là: giới tính, sở thích.

Dữ liệu định lượng là: tuổi.

2. Giải Bài 2 Trang 94 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: Phân loại các dãy dữ liệu sau dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.

  1. Thời gian chạy 100 m (tính theo giây) của các học sinh lớp 7: 17; 16; 18; ...
  1. Danh sách các môn thi bơi lội: bơi ếch; bơi sải; bơi tự do;...
  1. Các loại huy chương đã trao: vàng; bạc; đồng;...
  1. Tổng số huy chương của một số đoàn: 24; 18; 9;...

Hướng dẫn giải:

Các dữ liệu số là dữ liệu định lượng.

Các dữ liệu không phải là số là dữ liệu định tính.

Đáp án:

Các dãy dữ liệu trên được phân loại như sau:

  1. Dữ liệu định lượng.
  1. Dữ liệu định tính.
  1. Dữ liệu định tính.
  1. Dữ liệu định lượng.

3. Giải Bài 3 Trang 94 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: Kết quả tìm hiểu về khả năng tự nấu ăn của tất cả học sinh lớp 7B được cho bởi bảng thống kê sau:

  1. Hãy phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.
  1. Dữ liệu trên có đại diện được cho khả năng nấu ăn của các bạn học sinh lớp 7B hay không?

Hướng dẫn giải:

Các dữ liệu số là dữ liệu định lượng.

Các dữ liệu không phải là số là dữ liệu định tính.

Đáp án:

  1. Dữ liệu định tính: Khả năng nấu ăn: không đạt, đạt, giỏi, xuất sắc.

Dữ liệu định lượng: Số bạn nữ tự đánh giá:2; 10; 5; 3

  1. Dữ liệu chưa có tính đại diện cho khả năng nấu ăn của các bạn học sinh lớp 7B vì còn thiếu dữ liệu về học sinh nam của lớp.

4. Giải Bài 4 Trang 94 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: Kết quả tìm hiểu về khả năng bơi lội của các bạn học sinh lớp 7C được cho bởi bảng thống kê sau:

  1. Hãy phân loại các dữ liệu trong bảng thống kê trên dựa trên các tiêu chí định tính và định lượng.
  1. Dữ liệu trên có đại diện được cho khả năng bơi lội của các bạn học sinh lớp 7B hay không?

Hướng dẫn giải:

Các dữ liệu số là dữ liệu định lượng.

Các dữ liệu không phải là số là dữ liệu định tính.

Đáp án:

  1. Dữ liệu định tính: Khả năng biết bơi: chưa biết bơi; biết bơi; bơi giỏi.

Dữ liệu định lượng: Số bạn nam: 5; 8; 4.

  1. Dữ liệu chưa có tính đại diện cho khả năng bơi lội của các bạn học sinh lớp 7B vì còn thiếu dữ liệu về học sinh nữ của lớp.

5. Giải Bài 5 Trang 95 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: Tìm điểm chưa hợp lý của dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Hướng dẫn giải:

Tổng tỷ lệ phần trăm của tất cả các thành phần phải bằng 100%.

Đáp án:

Dữ liệu cho trong bảng không hợp lý vì tổng tỷ lệ phần trăm của tất cả các thành phần là: 30% + 20% + 38% +14% = 102% (khác 100%).

6. Giải Bài 6 Trang 95 SGK Toán Lớp 7

Đề bài: Tìm điểm chưa hợp lý của dữ liệu trong bảng thống kê sau:

Hướng dẫn giải:

Tổng tỷ lệ phần trăm của tất cả các thành phần phải bằng 100%.

Đáp án:

Dữ liệu cho trong bảng không hợp lý vì tổng tỷ lệ phần trăm của tất cả các thành phần là: 15% + 38% +50% =103% (khác 100%).

//thuthuat.taimienphi.vn/giai-toan-lop-7-trang-93-94-95-tap-1-sach-chan-troi-sang-tao-71191n.aspx

Chủ đề