Bà bầu nhiệt độ bao nhiêu la sốt

Khi bị sốt nhiều người thường có thói quen sử dụng thuốc để hạ sốt, điều này là vô cùng nguy hiểm đặc biệt là với bà bầu. Khi bị sốt, bà bầu nên nằm nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát, không khí trong lành để đảm bảo sức khỏe cho cả bản thân và thai nhi.

Khi bị bệnh, thuốc kháng sinh có thể là lựa chọn tốt đối với mọi người nhưng không phải là lựa chọn dành cho bà bầu bởi ít nhiều chúng có tác dụng lên thai nhi, đặc biệt là đối với bà bầu bị sốt khi mang thai 3 tháng đầu.

Khi bị sốt, bà bầu nên dùng khăn ướt lau mát khắp người để giúp tăng giải nhiệt qua da. Trong trường hợp nếu cơn sốt lên đến 39 – 40 độ C, bà bầu nên lau mát để hạ sốt bằng nước ấm. Hãy lau thật kỹ ở cổ, ngực, hai nách, bẹn và lau liên tục cho đến khi nhiệt độ còn 38 độ C. Liên tục dùng nhiệt kế kiểm tra nhiệt độ của cơ thể.

Một số bác sĩ cũng khuyên rằng, khi bị sốt, bà bầu nên nằm nghỉ ngơi ở môi trường thoáng mát, không khí trong lành. Mẹ có thể mở các cửa cho thông thoáng mát, không khí mát mẻ sẽ giúp hạ sốt nhanh chóng. Tránh tuyệt đối không mở cửa có gió lùa để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bà bầu. Bên cạnh đó, bạn cũng cần nhớ không ủ ấm quá nhiều hoặc ăn mặc phong phanh. Mặc quá nhiều quần áo sẽ khiến thân nhiệt tăng nhẹ nhưng nếu mặc ít, bạn sẽ có cảm giác ớn lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt. Nên mặc vừa phải, hợp với nhiệt độ xung quanh, quần áo cần thoáng, rộng để không khí lưu thông tốt trên da.

Bà bầu nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt. Nước cam rất tốt để tăng sức đề kháng và hồi phục sức khỏe.

Khi bị sốt, bà bầu vẫn cần phải chú ý đến chế độ ăn uống để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Lúc này, các mẹ nên ăn thức ăn dạng lỏng, dễ tiêu hóa, hạn chế thức ăn nhiều dầu mỡ.

Bà bầu có thể sử dụng thuốc xịt mũi để hạ sốt. Các loại thuốc xịt mũi có chứa kháng thể histamin, sau khi sử dụng 2 hoặc 3 ngày bạn sẽ thấy hiệu quả khác biệt. Việc giảm viêm ở xoang mũi sẽ giúp bà bầu thở dễ hơn, hạ sốt nhanh hơn.

Nếu hạ sốt theo những cách trên mà tình hình không được cải thiện thì mẹ bầu nên đi bệnh viện kiểm tra và được bác sĩ tư vấn sử dụng thuốc thích hợp.

Bà bầu nên uống nhiều nước lọc và nước trái cây để bù lại lượng nước mất do sốt


Trong các đối tượng dùng thuốc cần đặc biệt lưu ý thì bà mẹ mang thai là một đối tượng cần lưu tâm. Có nhiều lý do khiến cho việc dùng thuốc trở nên quan trọng, nhưng ba trong số các lý do đó là: Tránh biến cố dị tật thai nhi, tránh trường hợp sảy thai trong 3 tháng đầu và sinh non vào 3 tháng cuối. Tất cả các thuốc dùng không an toàn đều có thể dẫn tới một hoặc cả ba biến cố trên. Chúng sẽ khiến cho quá trình mang thai bị đình chỉ và sức khỏe thai kỳ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Trong danh mục các thuốc hạ sốt có thể dùng hiện nay, có ba loại rất thường gặp trên thực tế là paracetamol, aspirinibuprofen.

Điểm mặt các thuốc ở trên, có thể so sánh thấy giữa mặt được và mặt mất của thuốc, chúng ta có thể thấy, paracetamol tuy không có nhiều ưu điểm dược học như hai loại thuốc còn lại, song chúng là thuốc an toàn nhất. Để kiểm sốt cho bà mẹ mang thai ưu tiên chỉ nên dùng paracetamol như thuốc đầu tay. Liều khuyên dùng là 1 viên 500mg cho một lần sốt từ 38,50C trở lên. Lặp lại liều này với các cơn sốt tiếp theo sau từ 4-6 giờ giờ đồng hồ. Một ngày dùng không quá 6 viên.

Trong trường hợp đặc biệt, ví dụ như bà bầu mang thai bị viêm gan b, paracetamol sẽ được đưa xuống thành thuốc thế hệ 2. Khi đó sẽ ưu tiên aspirin rồi đến ibuprofen, tất nhiên phải tính đến các tiền sử bà mẹ có, ví dụ tiền sử sảy thai. Việc dùng thuốc hạ sốt sẽ rất an toàn nếu như bạn chỉ dùng sau bữa ăn, dùng trong liều quy định, không tự ý vượt quá liều trong một lần uống và trong một ngày.

Việc dùng thuốc hạ sốt sẽ rất an toàn nếu như bạn chỉ dùng sau bữa ăn theo đúng hướng dẫn

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec mang đến Chương trình chăm sóc thai sản trọn gói cho các sản phụ ngay từ khi bắt đầu mang thai từ những tháng đầu tiên với đầy đủ các lần khám thai, siêu âm 3D, 4D định kỳ cùng các xét nghiệm thường quy để đảm bảo người mẹ luôn khỏe mạnh và thai nhi phát triển toàn diện. Sản phụ sẽ được tư vấn và kiểm tra sức khỏe dưới sự theo dõi sát sao của các Bác sĩ Sản khoa giàu kinh nghiệm, chuyên môn, giúp các bà mẹ có thêm kiến thức để bảo vệ sức khỏe trong thai kỳ cũng như giảm thiểu những biến chứng ảnh hưởng tới mẹ và con.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám khi đặt hẹn khám lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec (áp dụng từ 1/8 - 31/12/2022). Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

Review chân thực nhất của các mẹ bầu khi tham chương trình THAI SẢN TRỌN GÓI TẠI VINMEC

Lý do khiến bạn đau đầu khi mang thai

XEM THÊM:

Khi mang thai, nhiệt độ cơ thể của bà bầu sẽ có xu hướng tăng lên. Tăng thân nhiệt là việc hết sức bình thường, nhưng nếu tăng quá cao sẽ ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe bà bầu. Khi mang thai bà bầu cần hiểu biết chính xác về nhiệt độ cơ thể để đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi.

Thân nhiệt của bà bầu là bao nhiêu là bình thường?

Thời gian đo nhiệt độ cơ thể chuẩn nhất là buổi sáng, sau 6-8 giờ ngủ vì thời điểm này thân nhiệt là tự nhiên, không bị ảnh hưởng bởi ăn uống, thể dục, vận động mạnh hay tâm trạng. Bình thường thân nhiệt của người phụ nữ khoảng 36,5 độ C. Thời điểm rụng trứng, nhiệt độ cơ thể sẽ bị giảm xuống thấp hơn tuy nhiên lúc mang thai, nhiệt độ cơ thể tăng lên.

Thân nhiệt của bà bầu là bao nhiêu là bình thường?

Câu trả lời chính là trung bình khoảng 36,9 đến 37,2 độ C, trong khi nhiệt độ cơ thể của người bình thường là 36 ~ 37 độ C. Nhiệt độ có sự tăng nhẹ do cơ thể người phụ nữ khi mang thai sẽ tăng nhẹ hơn so với bình thường.

Nhiều người, do không tự trang bị kiến thức cho bản thân, không biết nên tưởng mình bị bệnh. Thực chất, thân nhiệt của bà bầu khi mang thai tăng lên là một phản ứng sinh lý bình thường. Bà bầu nên theo dõi sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể để xác định có nằm trong phạm vi bình thường không, nếu không còn biết đi thăm khám kịp thời.

Nguyên nhân khiến thân nhiệt bà bầu tăng trong những tháng đầu mang thai

Do hóc môn: Trong thời kỳ mang thai, cơ thể bà bầu sẽ tiết ra hormone Progesterone để điều tiết nhiệt độ cơ thể. Cơ thể sản xuất ra một lượng progesterone nhất định sẽ dẫn đến sự gia tăng nhiệt độ cơ thể.

Do thần kinh: Phụ nữ thường rất nhạy cảm, đặc biệt khi mang thai sẽ luôn có tâm lý căng thẳng và stress hơn khi làm quen với việc có em bé trong bụng. Làm sao để em bé phát triển tốt cũng khiến cho thân nhiệt bà bầu tăng lên.

Khi cơ thể đang mang thai, thai nhi trong tử cung sẽ cần có một môi trường nhiệt độ ổn định để phát triển. Cơ thể bà bầu, cũng vì thế mà sẽ có phản ứng lại để giữ luôn trong tình trạng được bảo vệ nên nhiệt độ cơ thể cũng tăng.

Làm gì khi bà bầu bị sốt?

Khi bà bầu bị sốt cần đo nhiệt độ và theo dõi liên tục, đồng thời áp dụng những giải pháp hạ sốt phù hợp để kịp thời hạ sốt trước khi những biến chứng nghiêm trọng có thể xuất hiện. Điều quan trọng mẹ bầu không được tự ý sử dụng thuốc trong suốt thai kỳ, khi bị sốt mẹ có thể áp dụng các biện pháp hạ sốt đơn giản sau:

-Trước tiên nên cởi bớt quần áo và nằm nơi thoáng mát, sau đó dùng khăn ướt lau khô để làm mát cơ thể, lau nhiều lần ở các vị trí nhue nách, bẹn, cổ. Sau đó liên tục dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể để theo dõi.

- Uống nước liên tục mỗi ngày để hạn chế nguy cơ mất nước khi bị sốt. Lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày là từ 1,5 – 2 lít.

- Nên ăn các món ăn dạng lỏng, nhiều nước như súp, canh , bún, phở… nước dùng nên ninh từ các loại xương heo, bò, gà để vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả bà bầu và thai nhi, vừa dễ hấp thu, tiêu hóa.

- Khi bà bầu bị sốt không nên ăn trứng vì trứng cung cấp lượng protein lớn, có thể gây rối loạn quá trình chuyển hóa protein.

Chăm sóc bà bầu khi bị sốt là vấn đề được nhiều người quan tâm. Trong thời kỳ mang thai, hệ miễn dịch của mẹ suy giảm, các vi khuẩn có hại dễ dàng xâm nhập vào cơ thể gây nên tình trạng sốt khi mang thai. Tuy nhiên, thai phụ cần phải hạn chế sử dụng thuốc để tránh ảnh hưởng đến sự phát triển của bé. Vậy chăm sóc mẹ bầu thế nào là đúng, hãy cùng MEDLATEC tìm hiểu ngay trong bài viết này.

1. Mẹ bầu bị sốt khi mang thai là do đâu

Nhiệt độ bình thường của cơ thể là 37 độ C, nếu nhiệt độ lên đến 37,5 độ C thì có thể mẹ bầu đã bị sốt. Cùng với đó là một số triệu chứng như: mệt mỏi, đau khắp người, run rẩy, đổ nhiều mồ hôi,... Muốn việc chăm sóc bà bầu khi bị ốm được hiệu quả và hồi phục nhanh chóng, cần tìm hiểu rõ các nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng này. Có rất nhiều nguyên nhân gây sốt khi mang thai, dưới đây là một số nguyên nhân hay gặp:

Viêm đường hô hấp trên do vi khuẩn

Là bệnh lý thường gặp hàng năm và hay tái phát. Bệnh thường xuất hiện theo mùa, nhất là mùa đông. Đây là nguyên nhân gây ra sốt, đau họng, chảy nước mũi, ho,... Bác sĩ sẽ cân nhắc điều trị bằng thuốc kháng sinh, chống viêm, giảm tiết dịch mũi.

Cảm cúm là căn bệnh phổ biến, rất dễ mắc phải nhất là những lúc chuyển mùa

Để hạn chế khả năng mắc bệnh, bạn nên tạo một không gian sinh hoạt cũng như làm việc sạch sẽ, thoáng mát. Đặc biệt nên rửa tay thường xuyên, hạn chế tiếp xúc trực tiếp với những người bị cảm.

Nhiễm trùng đường tiểu

Nhiễm trùng đường tiểu là tình trạng phổ biến thường gặp ở chị em phụ nữ, và có đến 10% bệnh này sẽ xuất hiện ở phụ nữ mang thai. Nguyên nhân của bệnh là do các vi khuẩn có hại xâm nhập vào đường tiết niệu rồi phát tán ra gây nên tình trạng viêm. Bệnh thường có các triệu chứng như: nước tiểu có màu đục, có lúc kèm theo máu, cảm giác đau rát khi đi tiểu, đặc biệt có thể gây sốt, kèm các cơn ớn lạnh, khó chịu, đau bụng dưới.

Để cải thiện tình trạng này, chị em phụ nữ nên:

  • Uống nhiều nước, ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín.

  • Sử dụng các loại tinh dầu có nguồn gốc từ thiên nhiên như: tinh dầu khuynh diệp, thì là, húng quế,...

  • Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng cường hệ miễn dịch.

Sốt do virus

Có nhiều loại virus gây sốt khi mang thai như: cúm, rubella, thủy đậu, sởi, quai bị. Khi bị sốt do virus, cơ thể sẽ có những triệu chứng điển hình như: sốt cao, viêm long đường hô hấp, đau mỏi toàn thân,... phát ban (sởi, rubella), nổi mụn nước (thủy đậu), sưng góc hàm, tuyến mang tai (quai bị,...).

Bác sĩ sẽ chỉ định điều trị giảm các triệu chứng, kết hợp với lời khuyên giúp cơ thể chị em nâng cao thể trạng. Đặc biệt cần uống nhiều nước trong suốt quá trình này để tình trạng nhanh cải thiện. Ngoài ra, cần tham vấn bác sĩ về tình trạng thai nếu sốt virus trong 3 tháng đầu.

Nhiễm khuẩn ối

Thường gặp khi mẹ bầu bị ối vỡ non, vỡ sớm mà xử trí không đúng, hoặc trong chuyển dạ kéo dài. Triệu chứng thường gặp khi mẹ bầu bị nhiễm khuẩn ối là sốt cao, cơ thể rét run, đau bụng, tim thai nhanh. Tử cung căng đau, nước ối có mùi hôi, dịch âm đạo hôi.

Về cách điều trị, bác sĩ sẽ kê kháng sinh liều cao, phối hợp kháng sinh đồ. Xử trí tùy theo chỉ định sản khoa.

Nhiễm khuẩn ối là nguyên nhân gây sốt thường gặp khi có thai

2. Cách chăm sóc bà bầu khi sốt đúng cách

Khi bị sốt cần tìm nguyên nhân gây sốt và điều trị nguyên nhân. Ngoài ra, việc chăm sóc bà bầu khi bị sốt cũng rất quan trọng. Nhiều người lựa chọn thuốc kháng sinh để hạ sốt. Tuy nhiên, bà bầu không nên sử dụng vì sẽ gây nhiều ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, nên áp dụng những cách sau để chăm sóc bà bầu khi bị sốt:

Dùng khăn ấm lau người:

Việc đầu tiên để chăm sóc bà bầu khi bị ốm là hạ sốt. Nên lựa chọn 1 chiếc khăn khăn thật sạch. Sau đó đem khăn đi giặt với nước ấm với nhiệt độ vừa phải. Sau khi vắt xong khăn thì lau người cho mẹ bầu, chú ý lau kỹ hơn ở cổ, nách, ngực, tiếp tục lau cho đến khi nhiệt độ chỉ còn 38 độ C. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể sử dụng khăn ấm để đắp lên vùng cổ và vùng gáy, điều này có thể giúp mẹ bầu cảm thấy dễ chịu hơn. Nên thường xuyên giặt và thay khăn để da của mẹ bầu sạch sẽ và thông thoáng hơn.

Dùng khăn ấm lau người giúp hạ sốt hiệu quả

Nghỉ ngơi ở những nơi thoáng mát:

Khi bị sốt, mẹ bầu nên lựa chọn những nơi thoáng mát, yên tĩnh để nghỉ ngơi. Thay vì bật điều hòa, mẹ có thể mở cửa sổ ra để không khí thoáng đãng hơn. Tuy nhiên, khi có gió lùa, nên đóng cửa lại tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục của mẹ.

Chế độ ăn uống:

Khi bị sốt, việc bổ sung nhiều nước và khoáng chất là điều rất cần thiết đối với mẹ bầu. Mẹ có thể uống nước lọc hoặc nước ép hoa quả cũng được, đặc biệt nước cam có nhiều vitamin và tăng cường hệ miễn dịch. Ngoài ra, ngay cả khi không bị ốm, cơ thể mẹ bầu cũng rất nhạy cảm với đồ ăn, vì thế nên lựa chọn những món ăn dinh dưỡng mà dễ hấp thu. Những món mà bà bầu nên ăn như: súp gà, cháo trứng với hành và tía tô,...

Chế độ nghỉ ngơi:

Khi mang thai, cơ thể mẹ sẽ thường xuyên mệt mỏi và kiệt sức, điều này sẽ càng tồi tệ hơn nếu mẹ bầu bị sốt. Vì vậy, điều quan trọng nhất trong việc chăm sóc bà bầu khi bị sốt là giấc ngủ và chế độ nghỉ ngơi. Mẹ nên ngủ ít nhất là 8 tiếng mỗi ngày để cơ thể được thư giãn và khả năng hồi phục nhanh hơn.

Bà bầu nên ngủ ít nhất 8 tiếng mỗi ngày

Như vậy, qua bài viết này có thể thấy rằng việc chăm sóc bà bầu khi bị sốt là rất quan trọng. Trong quá trình mang thai, mẹ không được sử dụng các loại thuốc để hạ sốt tránh ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vào đó, nên sử dụng khăn ấm lau người cho cho mẹ bầu, kiểm tra nhiệt độ thường xuyên, chú trọng hơn trong vấn đề ăn uống cũng như nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu nhiệt độ của thai phụ không có dấu hiệu thuyên giảm thì nên được đưa tới các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Video liên quan

Chủ đề