Bà bầu nên uống viên sắt như thế nào năm 2024

Sắt là vi chất dinh dưỡng quan trọng cần bổ sung cho mẹ bầu để đảm bảo cho thai nhi khỏe mạnh, phát triển tốt nhất. Thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe của mẹ và bé. Bổ sung sắt cho bà bầu như thế nào cho đúng là vấn đề được rất nhiều mẹ bầu quan tâm. Ba mẹ cùng bác sĩ BiboMart tìm hiểu ngay nhé!

Khi mang thai, nhu cầu máu của mẹ bầu tăng lên hơn 50% so với bình thường. Nếu cơ thể dự trữ sắt không đủ mà không được bổ sung kịp thời, nồng độ hemoglobin trong máu sẽ giảm. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu (huyết sắc tố dưới 11g/dl ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối; dưới 10,5g/dl ở 3 tháng giữa).

Nếu không phát hiện và can thiệp kịp thời, tình trạng thiếu máu có thể trở nên nghiêm trọng. Mẹ và bé có thể phải đối mặt với nhiều biến chứng như:

  • Đối với mẹ: dễ sảy thai, tiền sản giật, sinh non, tăng huyết áp thai kỳ, nhau tiền đạo, nhau bong non, băng huyết, nhiễm trùng hậu sản, suy thai…
  • Đối với con: thai nhi sinh ra có nguy cơ bị nhẹ cân, sinh non tháng, suy thai. Ngoài ra, bé cũng dễ mắc các bệnh sơ sinh hơn so với các em bé khác có mẹ không bị thiếu máu.

Nếu chỉ bị thiếu máu do thiếu sắt ở mức độ nhẹ, mẹ bầu có thể không có triệu chứng rõ ràng. Do đó, dù có hay không có triệu chứng thì thai phụ vẫn nên xét nghiệm máu định kỳ. Qua đó, bổ sung sắt trong thai kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ để dự phòng thiếu máu do thiếu sắt khi mang thai.

2. Cách bổ sung sắt cho mẹ bầu

Thông thường trước khi mang thai lượng sắt mà một người người phụ nữ cần là tối thiểu 15mg/ngày. Đến khi có thai, cơ thể sẽ cần một lượng sắt gấp đôi, tức là khoảng 30mg/ngày.

Để bổ sung sắt, mẹ bầu có thể thêm các thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn như:

  • Các loại thịt đỏ
  • Lòng đỏ trứng
  • Cá, gan động vật
  • Súp lơ, ớt chuông
  • Ngũ cốc, cây họ đậu…

Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chỉ bổ sung sắt qua chế độ ăn thì có thể không đáp ứng đủ lượng sắt mà cơ thể cần. Bởi trung bình cơ thể chỉ hấp thu khoảng 10% sắt trong thức ăn. Do đó, để bổ sung đủ sắt, ngoài việc thêm thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn thì thai phụ cần dùng thêm viên uống bổ sung sắt.

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, phụ nữ lần đầu tiên phát hiện có thai nên sử dụng viên sắt mỗi ngày. Mẹ nên uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng kèm theo chế độ ăn uống giàu thực phẩm chứa sắt.

3. Những lưu ý cho bà bầu khi sử dụng thuốc bổ sung sắt

Thuốc bổ sung sắt cho mẹ bầu thường có 2 dạng:

  • Sắt vô cơ (sắt sulfat)
  • Sắt hữu cơ (sắt fumarate và sắt gluconate).

Trong đó, sắt hữu cơ là dạng dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ.

Khi bổ sung thêm viên thuốc sắt, mẹ bầu cần chú ý những điều sau:

  • Nên uống viên sắt lúc bụng đói. Uống kèm với các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh… Uống sắt sau ăn 1-2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
  • Không dùng thuốc sắt cho mẹ bầu cùng thời điểm với sữa, thuốc bổ sung canxi hay thực phẩm giàu canxi. Vì canxi sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ sắt.
  • Khi uống viên bổ sung sắt cần uống nhiều nước và ăn những thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón. Đặc biệt, chỉ uống thuốc bằng nước đun sôi để nguội. Tránh sử dụng trà hay cà phê vì sẽ làm giảm sự hấp thụ sắt.

Trước khi sử dụng thuốc bổ sung sắt, mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng thuốc phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Tránh bổ sung sắt quá liều lượng có thể gây ra nguy cơ xơ gan, bệnh cơ tim, đái tháo đường.

Được làm mẹ là một điều tuyệt vời của người phụ nữ, nhưng trong quá trình mang thai người mẹ cần bổ sung đầy đủ chất để còn được phát triển tốt nhất. Thiếu sắt có thể làm mẹ mệt mỏi, đau đầu và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vậy uống bổ sung sắt cho bà bầu từ tuần bao nhiêu, uống hàm lượng bao nhiêu là hợp lý?

Sắt có tác dụng gì đối với bà bầu?

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_bo_sung_sat_cho_ba_bau_1_307cff3195.jpg) Tác dụng của sắt đối với bà bầu

Quá trình hình thành hồng cầu và cấu tạo nên enzym hệ miễn dịch thì sắt đóng vai trò quan trọng giúp tăng cường sức đề kháng của cơ thể. Thiếu sắt sẽ ảnh hưởng đến việc vận chuyển oxy cho cơ thể người mẹ và thai nhi. Người phụ nữ trong thời kỳ mang thai cần nhiều máu hơn người bình thường nhằm tăng sức khỏe và nhu cầu phát triển của thai nhi. Do đó, thiếu sắt sẽ làm người mẹ thiếu máu gây ra mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt.

Ngoài ra, sắt còn có tác dụng làm tăng cảm giác ngon miệng cho người mẹ. Phụ nữ thiếu sắt khi mang thai sẽ có cảm giác chán ăn, khó ngủ, cơ thể mệt mỏi vì lượng oxy lên não cũng như các tế bào trong cơ thể rất ít. Chưa hết, thiếu sắt còn là nguyên nhân làm giảm sức đề kháng của người mẹ dẫn đến nhiễm trùng. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ sinh ra có nguy cơ thiếu máu cao, dẫn đến tình trạng sức khỏe kém.

Mẹ bầu thiếu sắt còn làm tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, băng huyết sau sinh, suy nhược cơ thể... Các yếu tố trên sẽ dẫn đến sự suy dinh dưỡng bào thai, non tháng, nhẹ cân, sự phát triển thể lực và trí lực của trẻ sau này cũng bị ảnh hưởng.

Bà bầu uống sắt như thế nào?

Mẹ bầu cần bao nhiêu sắt mỗi ngày?

Thông thường trước khi mang thai một người người phụ nữ cần tối thiểu 15mg/ngày.

Đến khi có thai, cơ thể sẽ cần một lượng sắt theo từng giai đoạn:

  • 3 tháng đầu: Cần bổ sung 30 - 60mg mỗi ngày để thai nhi tạo máu và đáp ứng sự hình thành và phát triển của thai nhi.
  • 3 tháng giữa: Tiếp tục duy trì 30 - 60mg sắt hàng ngày vì thai nhi cần được cung cấp nhiều máu hơn để đáp ứng nhu cầu phát triển đó.
  • 3 tháng cuối: Nên bổ sung khoảng 50 - 60mg sắt nguyên tố mỗi ngày và duy trì đến sau sinh. Giai đoạn cuối này, thai nhi sẽ tăng nhanh chóng về cân nặng cũng như kích thước nên cơ thể người mẹ cũng có nhiều biến đổi để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Các dạng sắt trên thị trường

Trên thị trường sắt được chia thành nhiều loại. Nếu theo cấu tạo phân tử có sắt hóa trị II và sắt hóa trị III. Theo nguồn gốc sẽ có sắt hữu cơ, sắt vô cơ. Còn theo dạng bào chế thì sắt có dạng viên và dạng nước. Cụ thể mỗi loại như sau:

Theo cấu tạo phân tử:

  • Sắt II: Hàm lượng sắt nguyên tố cao, dễ hấp thu tại ruột nên thường được bác sĩ kê. Ngoài ra, giá thành sắt II phải chăng và dễ dàng tìm mua tại bất kỳ nhà thuốc nào. Về mặt hạn chế, sắt II thườnng gây nhiều tác dụng phụ như đầy bụng, buồn nôn, nóng trong, táo bón, phân đen…
  • Sắt III: Ít gây tác dụng phụ nhưng lại có giá thành cao. Hiện nay có dạng sắt III IPC thế hệ mới nhờ protein mà hấp thu tốt vào cơ thể.

Theo nguồn gốc:

  • Sắt vô cơ: Thường ở dạng sắt sulfat, khi đi vào cơ thể làm nồng độ trong máu tăng cao. Tế bào ruột hấp thu sắt thụ động, lượng sắt dư thừa bị ứ đọng lại ở dạ dày ruột gây phản ứng với thức ăn, lâu dần ảnh hưởng tới đường tiêu hóa làm ợ chua, đầy bụng, khó tiêu, nóng trong, táo bón.
  • Sắt hữu cơ (sắt fumarat hay sắt gluconat): Ruột hấp thu chủ động vào trong máu theo nhu cầu cơ thể. Sắt hữu cơ dễ hấp thụ vì lượng sắt được hấp thụ sẽ đi về cơ quan đích như tủy xương để tạo máu hay gan để dự trữ. Lượng sắt dư thừa sẽ được đào thải ra bên ngoài qua đường tiêu hóa do đó không gây lắng đọng trong tổ chức.

Theo dạng bào chế:

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_bo_sung_sat_cho_ba_bau_2_678afddd03.png) Theo dạng bào chế gồm sắt dạng nước và sắt dạng viên

  • Sắt dạng nước: Dễ hấp thu nhưng khó uống vì vị tanh của sắt. Sắt dạng nước còn có giá thành cao và hàm lượng khó kiểm soát.
  • Sắt dạng viên: Dễ uống, giá thành rẻ, hàm lượng sắt trong viên uống cao nhưng lại khó hấp thu và dễ gây nóng hơn sắt nước.

Những lưu ý cho bà bầu khi sử dụng thuốc chứa sắt

///cms-prod.s3-sgn09.fptcloud.com/uong_bo_sung_sat_cho_ba_bau_3_b4b39168ba.jpg) Những điều bà bầu cần lưu ý khi uống sắt

Hiện nay trên thị trường thuốc sắt được bào chế dưới 2 dạng: Dạng nước và dạng viên. Dạng nước sẽ dễ hấp thu, ít gây táo bón, ít gây nóng nhưng lại khó uống và dễ buồn nôn hơn. Còn dạng viên thì dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thụ kém hơn dạng nước và gây nóng trong nhiều hơn. Trong thời kỳ mang thai, bà bầu bổ sung thêm sắt cần chú ý những điều sau đây:

  • Uống sắt lúc bụng đói và uống kèm cùng các loại nước giàu vitamin C như nước cam, nước chanh...
  • Uống sắt sau ăn 1 - 2 giờ để cơ thể được hấp thụ sắt tốt nhất.
  • Khi uống sắt không uống cùng lúc với sữa, thuốc bổ sung canxi hay các thực phẩm chứa canxi vì sẽ làm cản trở khả năng hấp thụ của sắt.
  • Khi uống sắt cần uống nhiều nước và ăn các thực phẩm giàu chất xơ để phòng ngừa táo bón.
  • Uống sắt cùng nước đun sôi để nguội, tránh uống cùng cà phê hay trà vì sẽ làm giảm sự hấp thụ của sắt.

Trên đây là những thông tin về việc uống bổ sung sắt cho bà bầu. Trước khi sử dụng thuốc sắt để bổ sung trong giai đoạn mang thai, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa. Khi sử dụng thuốc cần tuân thủ theo chỉ định của thầy thuốc và hướng dẫn sử dụng để tránh trường hợp đáng tiếc xảy ra. Chúc bạn có một thai kỳ khỏe mạnh!

Chủ đề