Bà bầu có nên bôi thuốc chống rạn

Nhiều mẹ sớm ý thức được việc phải chống rạn từ sớm nhưng lại không biết bà bầu nên bôi kem chống rạn da khi nào là tốt nhất? Sẽ không có công thức chung nào để ước lượng, tính toán được mẹ bầu có bị rạn da quấy nhiễu hay không? Rạn da xuất hiện từ khi nào? Bởi rạn da là tình trạng mà bất cứ thai phụ nào cũng lọt vào tầm ngắm.

Bôi kem chống rạn da là cách để chị em cứu vãn làn da khỏi rạn nứt

Không chỉ gây mất thẩm mỹ mà nhiều mẹ bầu hằng ngày vẫn đang phải chịu những cơn ngứa rát do rạn da mang thai. Tùy vào cơ địa của mỗi người mà rạn da xuất hiện ít hoặc nhiều. Nếu mẹ sớm có cách phòng tránh bằng các loại kem ngăn ngừa và trị rạn thì làn da của mẹ sẽ được bảo vệ. Vậy bôi kem chống rạn da khi nào là hợp lý và đạt hiệu quả tối ưu? Xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp tận tình nhé!

Tại sao bị rạn da khi mang thai là tình trạng phổ biến?

Rạn da là tình trạng khá phổ biến trong thai kỳ, bất cứ chị em nào cũng dễ là “nạn nhân” của rạn nứt da. Đây là kết quả của việc các sợi tơ collagen và elastin bị phá vỡ do thai nhi phát triển khiến da căng giãn quá nhanh trong thời gian ngắn. Cùng với việc thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến làn da của mẹ không được cấp ẩm trở nên khô rát.  Mới đầu, rất khó để mẹ bầu nhận biết rạn da vì chúng rất mờ, chỉ có cảm giác nóng da và ngứa. Bên cạnh đó, một số mẹ có cảm giác như bị kim chích nhẹ trên da.

Hầu hết mẹ bầu đều chủ quan không phòng ngừa để rạn da “lộng hành”

Đa phần các mẹ bầu, nhất là chị em lần đầu mang thai khá chủ quan nên không có cách phòng ngừa rạn da từ sớm. Hậu quả là thai nhi lớn nhanh ở những tháng cuối khiến rạn nứt khi mang thai trở nên trầm trọng. Việc “phòng bệnh hơn chữa bệnh” là rất đúng bởi những vết rạn khi “ định cư” ở da thì rất khó để “đánh bật” gốc rễ của chúng ngay lập tức. Mẹ cần ghi nhớ bà bầu nên bôi kem chống rạn khi nào để ngừa rạn hiệu quả nhất.

Bà bầu nên bôi kem chống rạn khi nào là thời điểm thích hợp nhất?

Biết được bà bầu nên bôi kem chống rạn khi nào cho hiệu quả nhất sẽ là vách ngăn khiến rạn da không thể bén mảng tới. Mẹ cũng hạn chế nguy cơ bị những cơn ngứa, đau rát kinh hoàng ám ảnh trong suốt thai kỳ.

Vậy bà bầu nên bôi kem chống rạn khi nào? Lời khuyên của các chuyên gia da liễu cho rằng: Để tránh gặp phải rạn da mang thai, ngay từ những ngày đầu tiên khi biết có em bé, mẹ bầu cần phải ngăn ngừa rạn bằng kem bôi chống rạn phù hợp. Không ít bà mẹ “cố thủ” suy nghĩ khi nào thấy vết rạn ở những tháng cuối thì mới bôi kem. Trên thực tế, các vết rạn đã sớm xuất hiện từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Tuy nhiên, những vết rạn ở thời kỳ đầu khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường mà chỉ biểu hiện tình trạng nóng ran, ngứa và như bị tiêm chích nhẹ.

Bà bầu nên bôi kem chống rạn da khi nào là tốt nhất?

Do vậy, để ngăn ngừa rạn da mang thai hiệu quả nhất, chị em nên chăm sóc và dưỡng ẩm da ngay từ những tháng đầu tiên của thai kỳ. Bôi kem chống rạn da từ sớm sẽ giúp mẹ bầu hoàn toàn bảo vệ được làn da của mình và có một thai kỳ khỏe mạnh. Theo các chuyên gia, nữ giới khi mang bầu nên bôi kem chống rạn da từ tháng thứ 4 của thai kỳ. Không nên để đến những tháng cuối thai nhi phát triển quá nhanh sẽ hình thành rạn nứt sâu và rất khó để phục hồi thương tổn cho da.

Cách thoa kem chống rạn cho bà bầu khoa học nhất

Không chỉ cần chú ý đến việc bà bầu nên bôi kem chống rạn khi nào mà cách bôi kem khoa học nhất cũng là điều đáng quan tâm. Dưới đây là một vài lưu ý nhỏ để chị em có cách chống rạn mang bầu hiệu quả nhất:

Học hỏi cách thoa kem chống rạn cho bà bầu khoa học nhất

- Mẹ bầu nên thoa kem chống rạn từ những tháng đầu tiên của thai kỳ để làn da được cấp ẩm kịp thời và thích ứng nhanh với sự tăng cân đột biến. Mỗi ngày bôi kem chống rạn từ 1 – 2 lần, nên dùng trước khi đi ngủ để da được thư giãn tuyệt đối.  

- Sử dụng lần đầu tiên, mẹ bầu cần thử trước kem để xem có bị kích ứng da hay không. Mẹ lấy một lượng kem thoa lên vùng da nhỏ. Nếu có hiện tượng ngứa ran, dị ứng, nổi mẩn đỏ thì hãy dừng sử dụng loại kem bôi này.  

- Mẹ bầu bôi kem chống rạn tránh massage mạnh tay đến vùng bụng và vùng ngực. Bởi việc này làm xuất hiện những cơn co thắt tử cung có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, sảy thai rất nguy hiểm.

Mẹ bầu bị rạn da nên làm gì để kiểm soát và ngăn ngừa ngay từ đầu?

Bà bầu bị rạn da bụng phải làm sao để kiểm soát được tình trạng rạn? Ngoài bôi kem chống rạn da, những cách ngăn ngừa rạn da cho bà bầu dưới đây sẽ hữu ích cho các mẹ:

Ghi nhớ những điều lưu ý dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh, tránh xa rạn da

- Chế độ dinh dưỡng khoa học: Rạn da có thể xuất phát từ nguyên nhân thiếu hụt vitamin và protein. Vì vậy, mẹ bầu cần bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin A, C, E để tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng cho da. Bên cạnh đó, những thực phẩm giàu omega 3 như các loại cá nên có trong thực đơn ăn hàng ngày để tăng độ đàn hồi da hiệu quả.

- Uống đủ nước: Bà bầu nên chăm chỉ uống nhiều nước để làn da được dưỡng ẩm từ sâu bên trong. Từ đó hạn chế rạn da ở mức tối thiểu, nếu không uống nước thì các loại kem dưỡng ẩm cũng không phát huy tác dụng tối đa.

- Kiểm soát cân nặng: Tăng cân đột biến là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến rạn da khi mang thai. Mẹ bầu thường mắc sai lầm ăn thật nhiều để bổ sung dinh dưỡng cho bé khỏe mạnh và lớn nhanh trong suốt thai kỳ. Thực tế thì đây là cách phản khoa học, mẹ bầu nên căn bằng chế độ ăn để vừa tăng cân hợp lý vừa tốt cho bé.

- Tập thể dục: Giải pháp tăng sức đàn hồi cho da hiệu quả là mẹ bầu nên chăm chỉ tập thể dục. Khi tập những bài vận động nhẹ nhàng thì tuyến dầu dưới da được kích thích làm da không bị khô, hạn chế rạn nứt da. Mẹ cũng lưu ý không tập các động tác căng giãn cơ bụng, xương chậu. Các bài tập yoga nhẹ nhàng là gợi ý lý tưởng cho mẹ lựa chọn.

Hy vọng bài chia sẻ trên đây đã giải đáp hoàn toàn thắc mắc bà bầu nên bôi kem chống rạn khi nào cho các chị em. Bên cạnh việc dùng kem dưỡng thì một số cách ngăn ngừa rạn ở trên cũng là những trợ thủ đắc lực để mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh, nói không với rạn da!

Bài viết thông tin sau đây sẽ hướng dẫn cách thoa kem chống rạn da cho bà bầu một cách đúng đắn, giúp chị em có thể chủ động chăm sóc da tại nhà mà không cần đến spa làm đẹp.

Giải mã hiện tượng rạn da ở bà bầu

Rạn da là hiện tượng khi làn da bị kéo giãn quá mức do đứt gãy các liên kết giữa collagen và elastin. Dấu hiệu để nhận dạng tình trạng này rõ ràng nhất chính là xuất hiện các vết rạn có màu đỏ, màu tím hoặc xám trắng ở một số bộ phận như vùng ngực, mông đùi, bắp tay và nhất là phần da ở bụng.

Trong thời kỳ mang thai, da bị giãn ra theo nhiều cách để thích ứng với thai nhi đang lớn. Sau quá trình căng da này, da không phục hồi trở lại bình thường và thay vào đó có thể hình thành sẹo.

Nếu vết rạn da lần đầu tiên xuất hiện, chúng có thể nổi lên rõ nét hoặc gây ngứa. Theo thời gian, các vết rạn da trở thành những vệt trắng ngà mờ hơn. Khi vết rạn da lần đầu tiên xuất hiện, chúng có thể nổi lên hoặc ngứa.

Rạn da là tình trạng thường gặp ở nhiều mẹ bầu

Vì sao phải thoa kem trị rạn da cho bà bầu? Tác dụng của kem chống rạn da là gì?

Trong giai đoạn sau sinh, người mẹ có thể sử dụng ngay kem chống rạn da khi vùng bụng hết đau, các vết mổ liền sẹo. Việc sử dụng càng sớm và đúng lúc có thể khắc phục sớm vết rạn, lấy lại độ mịn màn như trước đó và không làm mất đi vẻ thẩm mỹ khi diện bikini. Tuy nhiên một số vùng rạn khó điều trị như vùng mông và đùi chỉ có hiệu quả điều trị từ 70 – 80%.

Kem chống rạn da cho bà bầu được xếp vào nhóm mỹ – dược phẩm với công dụng khắc phục các vết rạn, đồng thời làm đều màu da. Thành phần của kem chống rạn chủ yếu gồm các chất dưỡng ẩm, vitamin cùng một số hoạt chất giúp kích thích sự tái tạo tế bào.

Khi chọn lựa sản phẩm trị rạn, bạn nên ưu tiên những sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên để tránh kích ứng da nhằm giúp cung cấp độ ẩm, bổ sung dưỡng chất cho vùng da bị rạn.

Hướng dẫn cách bôi kem chống rạn cho bà bầu hiệu quả nhất

Có vô số loại kem dưỡng da được dùng để điều trị rạn da cho bà bầu nhưng thực tế có nhiều vết rạn thường là vết sẹo vĩnh viễn. Ví dụ như một số dưỡng chất có trong bơ ca cao, axit glycolic và vitamin E là những thành phần phổ biến trong các sản phẩm trị rạn da nhưng không có nghiên cứu khoa học nào chứng minh chúng có hiệu quả ngăn ngừa hoặc loại bỏ vĩnh viễn.

Video liên quan

Chủ đề