Ảnh hưởng văn hóa trung quốc đến việt nam năm 2024

Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia có sự gần gũi về mặt địa lý - lịch sử và có nhiều nét tương đồng về văn hóa. Hai quốc gia đã có những chương trình hợp tác văn hóa, tăng cường trao đổi, giao lưu.

Trong cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử, TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Việt Nam) đã chia sẻ về quá trình hợp tác, trao đổi, giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia trong những năm vừa qua.

Phóng viên (PV): Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 10-2022, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc đã ký kết “Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giai đoạn 2023-2027” nhằm tiếp tục thúc đẩy giao lưu, hợp tác văn hóa và du lịch, tăng cường quan hệ hữu nghị giữa nhân dân hai nước, nội dung cụ thể của kế hoạch này là gì, thưa bà?

TS Nguyễn Phương Hòa: Hợp tác giao lưu văn hóa giữa Việt Nam - Trung Quốc những năm vừa qua diễn ra rất tốt đẹp, dựa trên những khuôn khổ đã được lãnh đạo hai bên cùng thống nhất để cùng thực hiện chủ trương chung về phát triển quan hệ Việt Nam-Trung Quốc, là láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt và đối tác tốt.

TS Nguyễn Phương Hòa, Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế (Bộ Văn hóa, Thể thao, Du lịch Việt Nam)

Trong quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch là một trong những trọng tâm, có thể coi là điểm sáng kết nối quan hệ giữa hai nước, gắn kết trực tiếp với người dân.

Kế hoạch hợp tác văn hóa và du lịch giữa Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc trong giai đoạn 2023-2027 được đồng chí Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Hùng ký kết cùng đồng chí Hồ Hòa Bình, Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc. Trong đó, lãnh đạo của hai Bộ đã khẳng định cơ chế giao lưu thường niên cấp cao giữa lãnh đạo hai bên sẽ diễn ra hằng năm; tăng cường hợp tác ở các lĩnh vực như di sản, điện ảnh, công nghiệp văn hóa và du lịch.

Bên cạnh kênh hợp tác song phương, Trung Quốc cũng mời Việt Nam tham gia vào nhiều sáng kiến đa phương như liên minh các thành phố di sản của châu Á, Văn minh toàn cầu…

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Trịnh Thị Thủy hội đàm với Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc Nhiêu Quyền và đoàn công tác nhân dịp đoàn thăm và làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam (ngày 20-6-2023).

Ảnh 1: Thứ trưởng Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc Nhiêu Quyền tại hội đàm.

Ảnh 2: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Trịnh Thị Thủy tại hội đàm.

Ảnh 3: Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Trịnh Thị Thủy chụp ảnh lưu niệm cùng Đoàn công tác Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc. Ảnh: Hồng Hà

Đây chính là những khuôn khổ để các cơ quan, đơn vị, thiết chế văn hóa, các tổ chức, công ty về du lịch cũng như các nghệ sĩ và những nhà sáng tạo có thể cùng nhau đẩy mạnh các hoạt động giao lưu, hợp tác.

Có thể nói, sau thời gian đại dịch Covid-19, các hoạt động hợp tác và giao lưu giữa hai bên đã từng bước được khôi phục. Riêng trong năm 2023, đã có hai đoàn lãnh đạo Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc sang thăm Việt Nam. Và ngược lại, về phía Việt Nam, sau chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam Nguyễn Văn Hùng đến Trung Quốc và ký kết kế hoạch hợp tác vào năm 2022, đã có 5 lượt các đồng chí Thứ trưởng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cũng đã thăm Trung Quốc; tham gia hoạt động gặp gỡ thường niên như trong cam kết hoặc tháp tùng các đoàn lãnh đạo Đảng, Nhà nước Việt Nam đến Trung Quốc. Điều đó chứng tỏ quan hệ Việt Nam-Trung Quốc hết sức chặt chẽ, mở đường cho những quan hệ hợp tác ở các cấp.

Trong năm vừa qua, gần 40 đoàn của các trường đại học, các cục, vụ về bản quyền, điện ảnh, thư viện, thể thao… của Việt Nam đã sang Trung Quốc và có nhiều đoàn đã mang những chương trình nghệ thuật đặc sắc của Việt Nam sang biểu diễn ở nước bạn. Chẳng hạn như Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam đã cử Dàn nhạc dân tộc gồm 60 nghệ sĩ sang tham gia Liên hoan âm nhạc ASEAN - Trung Quốc tại Nam Ninh, đó là một vài hoạt động điểm nhấn, thể hiện sự hồi phục trong quan hệ giao lưu, hợp tác văn hóa giữa hai quốc gia sau thời gian dịch Covid-19.

Nhà hát Tuổi trẻ Việt Nam tham dự liên hoan nghệ thuật quốc tế các nước Mê Công-Lan Thương tại Cảnh Hồng, Vân Nam, Trung Quốc tháng 12-2019.

PV: Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng, văn hóa có nhiều nét tương đồng nên hợp tác và giao lưu văn hóa giữa hai nước có nhiều thuận lợi để phát triển và mở rộng, hai quốc gia đã có những chương trình hợp tác biểu diễn gì, đánh giá của bà về những chương trình đó như thế nào?

TS Nguyễn Phương Hòa: Việt Nam và Trung Quốc đều có lịch sử rất lâu đời và tương đồng về văn hóa nhưng vẫn có những nét đặc sắc riêng. Chính vì vậy, qua giao lưu sẽ có sự đồng điệu, nhưng đồng thời cũng khám phá ra được những vẻ đẹp riêng của nền văn hóa hai quốc gia. Thông qua những hoạt động giao lưu, hợp tác về văn hóa nghệ thuật, sẽ càng làm phong phú và giàu có hơn những nền văn hóa của hai đất nước. Qua đó, cũng giới thiệu với các bạn Trung Quốc những sáng tạo mới của Việt Nam trong những năm vừa qua.

Tiết mục biểu diễn chào mừng 70 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc và buổi giao lưu văn hóa, du lịch và nghệ thuật Việt-Trung.

Những đoàn nghệ thuật của Việt Nam tham gia vào các liên hoan như trong tháng 12-2023, có các nhà hát mang những loại hình nghệ thuật truyền thống như tuồng, chèo, múa rối của Việt Nam tham gia Tuần lễ sân khấu ASEAN – Trung Quốc lần thứ 10 được tổ chức từ ngày 5 đến 10-12 tại thành phố Nam Ninh (Quảng Tây, Trung Quốc). Tại chương trình, Việt Nam giới thiệu những chất liệu dân gian, truyền thống của mình đồng thời đưa những sáng tạo mới để giới thiệu với các bạn và giao lưu với Trung Quốc cũng như các nước trong khối ASEAN. Chương trình đã nhận được những sự ủng hộ và hoan nghênh của công chúng Trung Quốc.

Qua những chương trình cụ thể đó đã cho thấy, khán giả và công chúng Trung Quốc rất hào hứng và đón nhận nghệ thuật và những sáng tạo của Việt Nam.

Ngoài ra, Trung Quốc cũng là một “cái nôi” đào tạo về nghệ thuật và thể thao cho Việt Nam. Việt Nam cũng cử nhiều nghệ sĩ, những nhà nghiên cứu, các vận động viên, huấn luyện viên… đào tạo ở Trung Quốc.

PV: Hợp tác và giao lưu văn hóa có thể coi là một điểm sáng trong quan hệ Việt Nam-Trung Quốc những năm gần đây với nhiều hoạt động sôi nổi, cảm nhận của bà về những chương trình mang tính giao lưu hữu nghị, thắm tình đoàn kết này?

TS Nguyễn Phương Hòa: Những chương trình giao lưu, hợp tác giữa hai nước diễn ra ở nhiều cấp độ, trong đó có giao lưu thường niên, giữa các cục, vụ về mặt chuyên môn. Đặc biệt, đó là giao lưu nhân dân, giao lưu giữa các tỉnh có chung đường biên giới được diễn ra thường xuyên và rất sôi nổi; những liên hoan hữu nghị mùa Xuân giữa các tỉnh của Việt Nam ở biên giới với khu tự trị của Trung Quốc hoặc hội chợ biên giới… Thông qua những hoạt động này sẽ thắt chặt hơn nữa tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước.

Lan tỏa giá trị âm nhạc Việt tại Festival Âm nhạc Trung Quốc – ASEAN 2023.

Các nghệ sĩ tham gia Festival Âm nhạc Trung Quốc – ASEAN 2023.

PV: Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội được khai trương vào ngày 12-11-2017, theo bà, sự ra đời của Trung tâm góp phần thúc đẩy giao lưu, hợp tác văn hóa và du lịch giữa Trung Quốc và Việt Nam ra sao?

TS Nguyễn Phương Hòa: Một trong những yếu tố có thể thúc đẩy các hoạt động văn hóa thường xuyên và liên tục, đó là việc thiết lập các trung tâm văn hóa của nước này ở nước kia.

Từ năm 2017, các hoạt động của Trung tâm Văn hóa Trung Quốc tại Hà Nội đã được hình thành và đó chính là cầu nối rất quan trọng để giới thiệu và quảng bá văn hóa Trung Quốc đến với đông đảo công chúng Việt Nam. Và ngược lại, về phía những người làm văn hóa Việt Nam, cũng rất mong muốn sẽ sớm thiết lập được Trung tâm văn hóa Việt Nam ở Trung Quốc để Việt Nam có thể giới thiệu thường xuyên, liên tục những sáng tạo mới, những nét đặc sắc của nền văn hóa nghệ thuật Việt Nam đến với bạn bè và công chúng Trung Quốc.

Việt Nam ảnh hưởng gì từ văn hóa Trung Quốc?

Ảnh hưởng của văn hóa trung quốc đến Việt Nam trong giáo dục, văn hóa Trung Quốc đã thể hiện sự ảnh hưởng rõ ràng nhất đến Việt Nam với sự liên quan mật thiết đến các tư tưởng Nho giáo và Đạo giáo. Điều này được thể hiện sâu sắc nhất trong chế độ khoa cử cũng như sự phát triển của các tầng lớp nho sĩ trong xã hội.

Việt Nam chúng ta đã chịu ảnh hưởng gì từ văn minh Trung Hoa?

Về mặt văn hóa phi vật thể, ta đã du nhập và cải biến nhiều thứ của Trung Quốc. Ta đã học chữ Hán nhưng cũng tạo ra chữ Nôm và các từ Hán - Việt. Khổng học và Phật học mang những nét Việt hóa, kể cả những thể chế, lễ nghi, tập quán gốc Trung Quốc.

Văn hóa Trung Quốc là gì?

Văn hóa Trung Quốc là một trong những nền văn hóa lâu đời và đa dạng nhất trên thế giới, với nhiều giá trị văn hóa đặc trưng và độc đáo. Dưới đây là một số đặc điểm nổi bật của văn hóa Trung Quốc: Tôn giáo: Văn hóa Trung Quốc có sự ảnh hưởng sâu sắc của các tôn giáo như Phật giáo, Tao giáo và Công giáo.

Trung Quốc còn được mệnh danh là gì?

Không chỉ là quốc gia giàu có bậc nhất thế giới về lịch sử, Trung Quốc còn được mệnh danh quán quân trong rất nhiều lĩnh vực khác, bao gồm từ văn hóa, thể thao tới cả kinh tế.

Chủ đề