Anh hùngliệt sĩ nguyễn văn kiệt cái bè tiền giang

Thực hiện theo khung chương trình đào tạo ngành Văn hóa học - Khoa SP&KHCB - Trường Đại học Tiền Giang, Bộ môn Khoa học Xã hội tổ chức chuyến đi thực tế Đồng bằng sông Cửu Long cho 27 sinh viên lớp Văn hóa học, Khóa 21. Hành trình của chuyến đi qua các tỉnh Tiền Giang – Vĩnh Long – Cần Thơ – An Giang – Đồng Tháp, từ ngày 13/9/2023 - 15/9/2023.

Đến với sông nước Cái Bè – Tiền Giang, ghé thăm Vĩnh Long anh hùng và thư giãn tại Ninh Kiều – Cần Thơ.

Trong tiết trời nắng nhẹ, không khí mát mẻ, đoàn sinh viên ngành Văn hóa học khởi hành chuyến đi lúc 5 giờ sáng (ngày 13/9) tại Cơ sở Chính – Trường Đại học Tiền Giang với một tâm thế hân hoan, háo hức.

Điểm đến đầu tiên của đoàn trong ngày thứ nhất đó là cù lao Tân Phong thuộc huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang. Tại đây, các bạn sinh viên được trải nghiệm đi tàu trên sông Tiền, ghé thăm vườn cây ăn trái, nghe các tài tử miệt vườn hát cải lương và thưởng thức đặc sản bánh canh vịt. Ngoài ra, các bạn còn được tận mắt chứng kiến nghề truyền thống làm cốm nổ, làm bánh tráng, sản xuất kẹo dừa,.... Đặc biệt nhất, các bạn được tham quan làng cổ Đông Hòa Hiệp với nhà cổ Ông Kiệt có tuổi đời 185 năm.

.jpg)

Sinh viên ngành Văn hóa học tham quan Nhà cổ ông Kiệt (Cái Bè – Tiền Giang)

Rời khỏi mảnh đất Tiền Giang hiền hòa, đoàn thực tế vượt qua cầu Mỹ Thuận đến với địa phận của tỉnh Vĩnh Long. Tại đây, các bạn sinh viên được ghé thăm chùa Phù Ly – một ngôi cổ tự mang đậm nét kiến trúc của Phật giáo Nam tông Khmer với sự giao thoa giữa kiến trúc Ấn Độ, Thái Lan và Campuchia.

.jpg)

Sinh viên ngành Văn hóa học tham quan Chùa Phù Ly (Bình Minh – Vĩnh Long)

Chia tay mảnh đất “địa linh nhân kiệt”, đoàn tiến về mảnh đất gạo trắng nước trong để tìm hiểu sự nhộn nhịp của đô thành miền Tây sông nước này. Trong buổi tối của đêm đầu tiên lưu trú tại Cần Thơ, đoàn sinh viên ngành Văn hóa học đã được trải nghiệm cuộc sống rực rỡ sắc màu của bến Ninh Kiều khi đêm về, được thỏa thích tham quan các địa điểm văn hóa, du lịch như: Chùa Ông, Cầu Tình yêu, Tượng đài Bác Hồ tại công viên Ninh Kiều, Chợ đêm Ninh Kiều, công viên Lưu Hữu Phước,…

Đến với vùng đất gạo trắng nước trong (Cần Thơ) và thất sơn anh hùng (An Giang).

Sáng sớm ngày 14/9, đoàn sinh viên tiếp tục cuộc hành hương về với cội nguồn văn hóa dân tộc. Điểm đến đầu tiên trong ngày thứ hai là Chợ Nổi Cái Răng – Cần Thơ. Tại đây, các bạn sinh viên được đi thuyền trên sông Cần Thơ để quan sát đời sống, sinh hoạt của những khách thương hồ nơi đây. Chia tay Chợ Nổi, đoàn chúng tôi lại vội vã khởi hành đến Đền Hùng để làm lễ dâng hương tưởng niệm các vua hùng và anh linh của những anh hùng liệt sĩ. Điểm đến tiếp theo trong buổi sáng ngày hôm ấy của đoàn chúng tôi đó là Thiền viện Trúc lâm Phương Nam. Đây là một ngôi chùa vô cùng nổi tiếng, mang nhiều nét văn hóa kiến trúc thời Lý – Trần mà bao du khách phương xa đã phải say đắm trước vẻ đẹp nên thơ, yên bình của nơi đây.

.jpg)

Sinh viên ngành Văn hóa học tham quan thực tế tại Chợ Nổi Cái Răng – Cần Thơ

Tạm biệt Cần Thơ, đoàn chúng tôi vượt một chặng đường dài hơn 100km đến với An Giang – vùng đất bảy núi anh hùng. Không để lãng phí thời gian, sau khi nhận chỗ nghỉ, đoàn chúng tôi lại tiếp tục cuộc hành hương viếng Chùa Tây An, Miếu Bà Chúa Xứ, Lăng Thoại Ngọc Hầu để tìm hiểu về: Ngôi chùa thuộc Phật giáo Bắc tông có sự giao lưu kiến trúc giữa Việt Nam và Ấn Độ; ngôi miếu linh thiêng với nhiều truyền thuyết huyền bí được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, lăng mộ Nguyễn Văn Thoại – người anh hùng có công khai hoang khẩn đất của người dân xứ này.

Hẹn gặp lại An Giang – Chào Đồng Tháp và về lại Tiền Giang.

Trong tiết trời dịu mát của ngày thực tế cuối cùng, đoàn chúng tôi khởi hành từ rất sớm để đến tham quan làng nghề nuôi cá trên sông Hậu, ghé thăm làng Chăm - Châu Phong.

Lần thứ hai đi tàu trên sông, chúng tôi được trải nghiệm quy trình nuôi cá, quan sát đời sống sinh hoạt, phương tiện di chuyển của ngư dân nơi đây..

.jpg)

Sinh viên ngành Văn hóa học đi thuyền trên sông Hậu (Châu Đốc – An Giang)

Tiếp đến, đoàn tới tham quan làng Chăm – Châu Phong. Làng Chăm đã chào đón chúng tôi với rất nhiều bất ngờ khi chúng tôi được trải nghiệm, hóa thân thành những chàng trai, cô gái dân tộc Chăm với những trang phục lộng lẫy. Ấn tượng nhất đối với chúng tôi đó là được tham quan Thánh đường Hồi giáo Masjid Jamiul Azhar uy nghi, huyền bí đầy mê hoặc.

.jpg)

Sinh viên ngành Văn hóa học trong trang phục người Chăm ở Châu Phong – An Giang

Sau giờ nghỉ trưa, đoàn bắt đầu di chuyển qua cầu Vàm Cống, cầu Cao Lãnh đến địa phận tỉnh Đồng Tháp để tham quan khu di tích lịch sử Xẻo Quýt. Tại đây, các bạn sinh viên đã được hòa mình vào những năm tháng kháng chiến gian khổ với trải nghiệm băng rừng, vượt qua những địa hình trắc trở để hoạt động cách mạng. Đây có lẽ là một trải nghiệm vô cùng ấn tượng về mảnh đất và con người xứ Gò Tháp kiên trung. Đây cũng là địa điểm khép lại cuộc hành trình theo dòng Cửu Long của các bạn sinh viên ngành Văn hóa học khóa 21.

.jpg)

Sinh viên ngành Văn hóa học chụp hình lưu niệm tại khu di tích lịch sử Xẻo Quýt (Cao Lãnh – Đồng Tháp)

Chủ đề