Anh chị hiểu như thế nào về từ cô ấy được chàng trai nói đến câu Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng

Ca dao, có thể nói là một viên ngọc không tì vết, không chỉ kết tinh từ những trăm đắng ngàn cay của một dân tộc anh hùng, đồng thời cũng là tấm gương phản chiếu chính xác nhất vẻ đẹp tâm hồn trong ngần của những người nông dân có tâm hồn nghệ sĩ. Trong đó, bài ca dao “hôm qua tát nước đầu đình” xứng đáng là viên ngọc đẹp nhất.

Mở đầu bài thơ là khung cảnh nên thơ của nông thôn Việt Nam: 

“Hôm qua tát nước đầu đình, Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin.

Hay là em để làm tin trong nhà?

Hình ảnh của mái đình, gốc đa, giếng nước là những hình ảnh tiêu biểu của làng quê Việt Nam. Gợi nhắc về một vùng đất yên bình, trầm mặc, thanh nhàn. Ở trong khung cảnh đó, tình yêu đôi lứa như một nốt nhạc điểm xuyết vào bức tranh của thiên nhiên. Bài ca dao “Tát nước đầu đình” là một bài ca dao viết về đề tài giao duyên của đôi trai gái yêu nhau. Trong đoạn thơ này, chàng trai đã rất chân thành bày tỏ mong muốn làm quen, kết duyên vợ chồng với cô gái, trong các bài ca dao thuộc đề tài này thì bối cảnh của câu chuyện thường là do các nhân vật hư cấu như là cái cớ để bày tỏ, dãi bày tâm sự, đôi khi là tỏ tình, cầu duyên. Chàng trai trong bài ca dao này thì viện vào một lí do rất hài hước, đó chính là để quên áo, nhưng là để quên áo trên cành hoa sen.

Chàng trai yêu thầm cô gái nhưng lại không dám nói, đành mượn cách nói vòng vo, cách nói gián tiếp. Tình yêu ngày xưa không có nhiều cơ hội để bày tỏ, nên chỉ có thể được biểu đạt gián tiếp như vậy. Nó thể hiện sự e ấp của đôi lứa khi yêu. Nguyễn Du cũng từng có những câu thơ:

Tình trong như đã mặt ngoài còn e

Mất áo là cái cớ để tỏ tình: “Nhặt được thì cho anh xin. Hay là em giữ làm tin trong nhà”. Chàng trai đã khẳng định là cô gái đã nhặt được cái áo, anh ta cũng bày tỏ ý định muốn xin lại, nhưng đấy cũng không phải lời nói thật lòng, chỉ là cái cớ để anh ta hỏi dò về tâm ý của cô gái đối với tấm chân tình của mình “Hay là em giữ làm tin trong nhà”. Hình ảnh “ cành hoa sen”  thể hiện rất rõ chàng trai chỉ đang lấy cớ để tiếp cận với cô gái, vì hoa sen không có cành. Vừa muốn người ta biết, lại vừa muốn giấu đi. Đó là những cảm xúc rất thật khi yêu của đôi lứa.

Những câu thơ tiếp theo, ý muốn của chàng trai càng được thể hiện rõ rệt:

“Áo anh sứt chỉ đường tà, Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu,

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng.

Chàng trai kể lể về hoàn cảnh của mình, mẹ già và còn đơn thân, nhằm mục đích gợi ý cho cô gái là mình vẫn còn “ lẻ bóng”. Vẫn tiếp tục sử dụng cách nói gián tiếp, đầy ý tý song cũng thể hiện rất rõ tấm lòng của người con trai. Câu thơ như những lời đẩy đưa, lời tự tình đầy mặn nồng. Ca dao xưa cũng có những  câu thơ mang đầy tính tự tình:

Ai đi đâu đấy hỡi ai,
Hay là trúc đã nhớ mai đi tìm.

Hay là:

“Ai làm cho đó xa đây, Cho chim chèo bẻo xa cây măng vòi. Anh ơi nghĩ lại mà coi,

Tấm lòng em ở gương soi nào bằng.

Tuy là lời tỏ tình nhưng vô cùng kín đáo, vẫn mượn chiếc áo, chàng trai nói những lời ý chỉ về tình cảm của mình và mong muốn có thể kết duyên cùng cô gái, chàng trai đã mến mộ, yêu thầm cô gái từ rất lâu, nhưng có lẽ đến bây giờ mới có đủ can đảm để tỏ tình, nhưng anh chàng vẫn còn rất bất an bởi không biết cô gái có đồng ý hay không. Câu thơ nhẹ nhàng nhưng vẫn đủ để thay nhân vật truyền tải mục đích của mình. Đó là cái hay của ca dao, hoàn toàn là tấm gương phản chiếu tâm hồn, tâm trạng con người, theo cách chân thực nhất, và cũng giản dị nhất.

Những câu thơ cuối là những câu thơ với lời hứa của chàng trai:

“Khâu rồi anh sẽ trả công, Đến khi lấy chồng anh lại giúp cho. Giúp cho một thúng xôi vò, Một con lợn béo, một vò rượu tăm, Giúp cho đôi chiếu em nằm, Đôi chăn em đắp, đôi trằm em đeo. Giúp cho quan tám tiền cheo,

Quan năm tiền cưới lại đèo buồng cau.

Đến lúc này thì ý đồ của chàng trai hoàn toàn được bộc lộ, chàng trai đã mạnh dạn bày tỏ tâm ý của mình cho cô gái. Ta có thể thấy, những vật mà chàng trai hứa sẽ trả công cho cô gái đều là những lễ vật hỏi cưới. Từ “giúp” của chàng trai muốn dụ ý rằng sẽ đưa những món lễ vật này sang nhà để ngỏ ý muốn xin cưới cô gái, nếu cô gái đồng ý thì cả hai sẽ thành vợ thành chồng. Nghệ thuật tỏ tình, thổ lộ của người nông dân biểu hiện trong ca dao, dân ca là sự tinh tế, tế nhị đậm đà bản sắc dân tộc, quê hương. Rõ ràng thoạt nhìn, mạch văn và ý tưởng của bài ca dao như mâu thuẫn. Thế nhưng khi ta hiểu được dụng ý của nhân vật trữ tình thì những lời đối thoại trong bài ca dao chính là sự tinh tế, lớp lang trình tự để đạt đến mục đích cuối cùng. Không có lời đối thoại của khách thể là cô gái, thế những ta tin chắc rằng, trước một tấm lòng như thế, một ngôn ngữ thông minh giàu biểu cảm như thế, cô gái sẽ không thể không chấp thuận.

Hình ảnh của những trầu cau, đĩa xôi, vò rượu gợi nhắc về hình ảnh của đám cưới truyền thống, như thể dự báo trước về cái kết có hậu cho tình cảm của một chàng trai. Lối nói hóm hỉnh, gây cười song vẫn không kém phần lãng mạn.

Ca dao không chỉ là bài thơ mà là một phần hồn của dân tộc, mảng ca dao nói về tình yêu đôi lứa đã góp phần không nhỏ để đưa đôi lứa đến gần với nhau hơn. Giữa những hà khắc của xã hội, những ngăn cách của mẹ cha, ca dao vượt qua mọi rào cản đó để cất lên tiếng hát của tình yêu.

Thảo Nguyên

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

Trong kho tàng văn học Việt Nam có rất nhiều bài thơ, bài ca dao nói về chuyện tình cảm lứa đôi, trong số đó chúng ta không thể không nhắc đến bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình”. Đây là bài ca dao nói về những tình cảm trong sáng và da diết của các chàng trai, cô gái mong muốn được bộc lộ tình cảm đến với nhau. 

Sau đây, chúng ta cùng tìm hiểu và phân tích bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình này nhé.

Bài ca dao “Hôm qua tát nước đầu đình” nói về tâm tư tình cảm của chàng trai muốn được thổ lộ và tỏ tình với cô gái mình thương. Đây thật sự là một tình yêu lứa đôi đầy trong sáng và nhẹ nhàng, cho thấy sự ngại ngùi nhưng rất đỗi đáng yêu của chàng trai và cô gái trong chuyện tình cảm.

 “Hôm qua tát nước đầu đình

Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen

Nhặt được thì cho anh xin

Hay là em để làm tin trong nhà”

Ở hai câu thơ đầu tiên, chúng ta đã nhận ra bối cảnh hết sức quen thuộc ở làng quê Việt Nam, với hình ảnh hôm qua tát nước đầu đình và cành sen, tạo sự gần gũi và yên bình đối với chúng ta, đây thật sự là một hình ảnh rất nên thơ và mộng mơ, rất phù hợp để cho cặp đôi trai gái hẹn hò, e ấp, bộc lộ chuyện tình cảm của mình tại nơi này.

Chàng trai vì muốn tìm cách để tiếp cận với cô gái một cách nhanh chóng nhưng vẫn phải thật tự nhiên và vui vẻ, nên chàng đã tìm ra một lý do nghe qua hết sức hài hước và dí dỏm đó là bỏ quên áo trên cành sen. Chúng ta thừa hiểu rằng cây sen làm gì có cành, và cây sen vốn dĩ rất nhỏ và yếu ớt nên khó có thể bỏ quên áo trên đó được, nhưng qua giọng điệu của chàng trai, chúng ta cảm nhận được sự hóm hỉnh, vui tính của chàng trai khi đã đưa ra lý do gắn liền với cây sen, hình ảnh đậm nét Việt Nam này, để làm quen với cô gái kia.

Trong hai câu tiếp theo, cho thấy sự táo bạo của chàng trai trong việc thổ lộ tình cảm của mình bằng việc xin lại chiếc áo bị bỏ quên. dù có thể thừa biết rằng cô gái đó không lấy chiếc áo của mình, chẳng qua chàng trai muốn tìm lấy cái cớ để làm quen và tiếp xúc với cô gái đó, đây là một hành động tuy hơi táo bạo nhưng vẫn thể hiện sự lịch sự, tôn trọng của chàng trai đối với cô gái.

Qua bốn câu thơ đấy, cho chúng ta thấy được sự mộc mạc, giản đơn của tình yêu lứa đôi được gắn liền với những hình ảnh rất gần gũi và thân quen ở làng quê Việt Nam. Qua đó, càng tôn vinh nét đẹp của một tình yêu vừa mới chớm nở, sự e thẹn, ngượng ngùng của chàng trai cô gái khi muốn bộc lộ lời tỏ tình và làm quen. trong một khung cảnh rất lãng mạng này.

"Áo anh sứt chỉ đường tà

Vợ anh chưa có, mẹ già chưa khâu

Áo anh sứt chỉ đã lâu

Mai mượn cô ấy về khâu cho cùng".

Bốn câu thơ sau, chúng ta đã thấy rõ mục đích chính mà chàng trai muốn thổ lộ ra đối với cô gái mình yêu. Đây là cách trình bày lý do vừa thẳng thắn nhưng cũng rất tế nhị và hợp lý hợp tình của chàng trai. Chàng trai chỉ đơn giản muốn nói rằng bản thân còn chưa có vợ và mẹ anh chàng thì đã già, và chàng ta đã đi thẳng vào vấn đề khi muốn tìm người về khâu áo cho mình, tức là muốn cô gái đó về làm vợ của mình.Cái chính là vợ anh chưa có và mẹ đã già, quả thật đây là lời tỏ tình hết sức táo bạo và chân tình của chàng trai này.

Lúc này, chúng ta có thể nhận ra rằng, chàng trai đã tìm ra nhiều lý do khác nhau để có thể mau chóng tiếp cận và làm quen với cô gái, tuy thế nhưng cách bộc lộ, bày tỏ tình cảm của anh chàng vẫn hết sức tế nhị và kín đáo, để tránh cô gái và chính anh chàng cảm thấy ngại ngùng hay xấu hổ nếu chẳng may cô gái đó nói lời từ chối tình cảm. Chỉ với một “chiếc áo” nhưng anh chàng biết cách dùng nó để tiếp cận và tỏ tình với cô gái một cách rất duyên dáng và hài hước, mà không cảm thấy quá thô lỗ. Có lẽ rằng, chàng trai vốn đã có cảm tình với cô gái từ trước nhưng phải đợi đến lúc này mới dám đủ bản lĩnh và can đảm để gặp mặt và bộc lộ tâm tư của mình và tâm sự những điều đó cho cô gái biết. 

“ Đến lúc lấy chồng anh sẽ giúp cho

Giúp cho một thúng xôi vò

Một con lợn béo một vò rượu tăm

Giúp cho đôi chiếu em nằm”

Nếu cô gái chịu đồng ý khâu giúp anh chàng cái áo bị “sứt chỉ đường tà”, thì anh chàng này sẵn sàng trả ơn cô gái bằng cách “Giúp cho một thúng xôi vò/Một con lợn béo một vò rượu tăm/ Giúp cho đôi chiếu em nằm” nếu như cô gái muốn lấy chồng.

Rõ ràng, đó chính là những lễ vật thường có mà đằng trai thường đem qua nhà gái trong các đám cưới thời xưa. Chúng ta ngầm hiểu rằng, từ “giúp” của chàng trai muốn dụ ý rằng sẽ đưa những món lễ vật này sang nhà để ngỏ ý muốn xin cưới cô gái, nếu cô gái đồng ý thì cả hai sẽ thành vợ thành chồng, còn nếu cô gái muốn lấy một người khác làm chồng, thì anh chàng này vẫn sẽ sẵn sàng giúp đỡ và cầu phúc cho cô, nhưng tất nhiên chúng ta nên hiểu theo ý đầu tiên thì sẽ hợp tình hợp lý hơn.

Chỉ cần cô gái chấp nhận lời tỏ tình và chấp nhận tình cảm của chàng trai, thì anh chàng này sẵn sàng cùng cô vun đắp tình yêu thương, luôn chung thủy và cùng nhau tạo dựng nên mái nhà vững chắc và hạnh phúc, dù cho họ không có nhiều tiền bạc nhưng chỉ cần sống một cuộc sống trọn vẹn tình cảm, luôn thương và chăm sóc cho nhau, thì có lẽ thế là đủ rồi.

Qua bài ca dao Hôm qua tát nước đầu đình này, cho chúng ta thấy được một tình cảm vô cùng trong sáng và tha thiết của con người làng quê Việt Nam được thể hiện qua những hình ảnh vô cùng gần gũi và giản dị, gắn liền với mỗi chúng ta.

Danh sách những truyện cổ tích việt nam hay nhất: Truyền thuyết Thánh gióng, truyện cổ tích tấm cám, sọ dừa, truyền thuyết về Sơn Tinh - Thủy Tinh, truyền thuyết hồ hoàn kiếm, sự tích trầu cau, sự tích con rồng cháu tiên, truyền thuyết thành cổ loa, Cóc kiện trời, Sự tích Táo Quân, chú thỏ tinh khôn, Sự tích chùa Một cột, Chàng ngốc học khôn, Sự tích sấm sét, Sự tích hoa Mào gà, Chử Đồng Tử và Công chúa Tiên Dung, truyện cổ tích trí khôn của ta đây, Sự tích con chuồn chuồn, Sự tích Hòn Vọng Phu, Truyền thuyết Mỵ Châu – Trọng Thủy, sự tích cây khế, Sự tích Thánh làng Chèm, Sự tích thỏ tai dài đuôi ngắn, Sự tích hoa mười giờ, Sự tích chim Quốc, Sự tích công chúa Liễu Hạnh, Cây táo thần, thạch sanh,…

Tổng hợp các câu chuyện cổ tích thế giới hay và ý nghĩa nhất, truyện cổ grimm, truyện cổ Andersen, cổ tích thần kỳ: Nàng công chúa ngủ trong rừng, Alibaba và bốn mươi tên cướp, Nàng công chúa chăn ngỗng, Cô bé lọ lem, Chú bé tí hon, Ông lão đánh cá và con cá vàng, nàng bạch tuyết và bảy chú lùn, Truyện cổ tích Bà chúa tuyết, Aladdin và cây đèn thần, Ba sợi tóc vàng của con quỷ, Hoàng tử ếch, Con quỷ và ba người lính, Cô bé quàng khăn đỏ,…

Video liên quan

Chủ đề