Ăn thịt cho cơ tăng bạch cầu không

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm bạch cầu ở người.Việc thiếu hụt bạch cầu dễ khiến cơ thể của bạn bị nhiễm khuẩn, không ngăn chặn được các virut có hại tấn công cơ thể. Trong một số trường hợp thiếu hụt bạch cầu ở một mức độ nhẹ ta hoàn toàn có thể bổ sung nếu có một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Thực phẩm giúp bổ sung bạch cầu cho cơ thể

1. Thực phẩm giàu Vitamin C

Vitamin C rất tốt cho cơ thể đặc biệt là hệ miễn dịch. Chúng giúp cơ thể sản sinh ra bạch cầu chống lại sự xâm nhập của virut, vi khuẩn vào trong cơ thể.

Vitamin C thường có trong các loại quả có múi như cam, quýt, bưởi, chanh,…

Mỗi ngày bạn chỉ cần bổ sung 500mg Vitamin C sẽ giúp tăng hiệu quả hấp thụ sắt cho cơ thể.  

2. Các loại thực phẩm giàu sắt

Sắt là nguồn nguyên liệu chính để sản sinh ra máu. Việc sản sinh ra máu đồng nghĩa với việc bạch cầu cũng được sản sinh ra. Do đó bạn nên tăng cường các loại thực phẩm giàu sắt vào chế độ ăn uống gồm:

  • Các loại thịt đỏ như thịt bò, thịt dê, thịt cừu,…
  • Các loại hải sản như tôm, cua, cá,…
  • Các loại đậu như đậu nành, đậu lăng,…
  • Hoa quả sấy
  • Trứng gà
  • Thịt nội tạng động vật như gan
  • Nếu việc hấp thu những loại thực phẩm này quá khó khăn với bạn, bạn hoàn toàn có thể sử dụng các loại thực phẩm chức năng, các loại thuốc sắt, thuốc bổ máu theo hướng dẫn để giúp sản sinh nhanh chóng các loại tế bào cần thiết cho cơ thể.

Xem thêm: Nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm bạch cầu ở người

3. Thực phẩm giàu axit béo Omega 3

Axit béo omega-3 không chỉ có nhiều trong cá hồi mà còn có nhiều trong các loại hạt như Hạt Chia. Axit béo omega-3 giúp tăng cường hệ miễn dịch đồng thời bảo vệ cơ thể khỏi những tổn thương.

4. Bổ sung vitamin A

Vitamin A không chỉ giúp chúng ta có đôi mắt khỏe mạnh mà còn giúp cơ thể tăng số lượng tế bào Limpho. Công dụng chính của tế bào Limpho là ngăn ngừa sự xâm nhập của các loại virut, tiêu diệt loại bỏ chúng khỏi cơ thể.

Vitamin A có nhiều trong các loại thực phẩm như rau có màu xanh đậm, khoai lang, bí đỏ, cà rốt, ớt chuông xanh đỏ, các loại hoa quả như dưa hấu, mận, dưa vang, bưởi,…

Xem thêm: Bệnh suy giảm bạch cầu có điều trị được không?

Bên cạnh chế độ dinh dưỡng hợp lý việc duy trì vệ sinh cũng là yếu tố cần thiết giúp ngăn ngừa nhiễm trùng, từ đó hạn chế được tình trạng sụt giảm bạch cầu. Rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. . Rửa chén đĩa bằng nước nóng và lau chúng bằng khăn sạch. Không nên dùng những thực phẩm, thức ăn đã bị ôi thiu,hỏng, mốc

Hỏi

Chào bác sĩ,

Cháu bị bạch cầu cấp dòng tủy và đang trong quá trình truyền hoá chất điều trị. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi chế độ dinh dưỡng cho người bị bạch cầu cấp dòng tủy như thế nào? Cháu muốn tư vấn về các loại trái cây, rau quả nên ăn trong lúc đang điều trị? Cháu cảm ơn bác sĩ.

Khách hàng ẩn danh

Trả lời

Được giải đáp bởi Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Việt Hương - Bác sĩ Huyết học – Ung thư - Trung tâm Ung bướu xạ trị, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Chào bạn,

Với câu hỏi “Chế độ dinh dưỡng cho người bị bạch cầu cấp dòng tủy như thế nào?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm, Việt Nam có khoảng 95.000 bệnh nhân chết vì ung thư, trong đó 80% bị sụt cân, 30% chết vì suy kiệt trước khi qua đời do khối u. Đa số bệnh nhân ung thư chỉ tập trung vào điều trị mà chưa chú trọng đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Do đó, bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy trong và sau quá trình điều trị bằng hóa trị ho hoặc ghép tế bào gốc cần được chăm sóc về dinh dưỡng nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống.

Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của người bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Không những cung cấp năng lượng cần thiết cho hoạt động của người bệnh, chế độ dinh dưỡng tốt còn giúp cơ thể tái tạo lại các tế bào máu hoặc các mô bị tổn thương sau điều trị.

Vì vậy trong quá trình xây dựng thực đơn dinh dưỡng hàng ngày, bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy cần chú ý:

  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày giúp bạn đảm bảo cơ thể có đủ calo, protein và các chất dinh dưỡng khác. Các bữa ăn nhỏ sẽ giúp bạn đối phó được tốt hơn tác dụng phụ sau điều trị ung thư máu có liên quan đến tiêu hóa như buồn nôn, tiêu hóa kém. Bạn có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa ăn nhỏ trong ngày.
  • Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Uống mỗi ngày từ 1,5 - 2 lít nước sẽ giúp cho chuyển hóa trong cơ thể bạn được diễn ra dễ dàng hơn. Bạn có thể uống nước đun sôi để nguội, nước quả, nước trà,...
  • Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng: Giảm cân là hiện tượng thường thấy đối với bệnh nhân ung thư máu trong quá trình điều trị.
  • Thực hiện vệ sinh an toàn thực phẩm tốt: Đảm bảo ăn chín, uống sôi là một trong những nguyên tắc quan trọng nhất trong chế độ ăn uống của người bệnh bạch cầu cấp dòng tủy. Người bệnh cần tránh một vài loại thực phẩm, bao gồm cá, thịt,... chưa nấu chín, do vi khuẩn có hại trong thực phẩm tươi sống hoặc chưa nấu chín có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở những người bệnh bạch cầu cấp dòng tủy.

Để hạn chế tình trạng giảm cân, bạn cần theo dõi chế độ ăn của mình và bổ sung:

  • Protein: những thực phẩm giàu protein bao gồm: Thịt gà, trứng, sữa, tôm, cua, cá, thịt bò,...
  • Tinh bột: Nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn,...)
  • Chất béo: Bạn nên bổ sung những chất béo lành mạnh có trong dầu ô liu, bơ, cá,...
  • Vitamin và các loại khoáng chất: Có trong các loại rau củ và trái cây. Những loại thực phẩm này có thể giúp chống oxy hóa, giúp cho cơ thể chống lại với ung thư. Chọn các loại quả tươi sạch, đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm như cam, bơ, cà chua, nho,... Hạn chế làm mất các vitamin trong quá trình chế biến cũng như sơ chế, bảo quản.

Một số lưu ý trong chế độ dinh dưỡng:

  • Trong thời gian bệnh và điều trị, bệnh nhân thường bị thay đổi khẩu vị. Các phương pháp sau đây có thể giúp người bệnh giảm thiểu được tình trạng khó chịu: Súc miệng trước khi ăn, ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày, vệ sinh răng miệng và súc miệng tối thiểu 4 lần trong 1 ngày, uống nhiều nước.
  • Nhiễm trùng miệng, hầu họng thường hay gặp ở những bệnh nhân bạch cầu cấp. Một số thực phẩm nhất định có thể ảnh làm tăng khả năng tổn thương răng miệng của bệnh nhân thì nên được tránh, ví dụ: Thực phẩm có gia vị cay nồng, thực phẩm cứng, có góc cạnh sắc gây khó nhai, nuốt. Bệnh nhân nên ăn những thực phẩm mềm, dễ dàng nhai và nuốt như trái cây mềm, bún, mỳ, soup, cháo, sữa, bột ngũ cốc,...Nên tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua.
  • Vấn đề uống nước: Có thể là nước chín, nước ép rau, quả, sữa hoặc những thực phẩm có chứa nhiều nước,... Điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát. Tuy nhiên, bạn nên hạn chế những thức uống chứa cafein,...
  • Trong thời gian số lượng tiểu cầu thấp: Bạn cần ăn thức ăn mềm, nhừ, để ấm chứ không nên ăn thức ăn cứng, cồn nóng quá,...để giảm nguy cơ xuất huyết dạ dày

Một chế độ ăn uống phù hợp đủ dinh dưỡng và năng lượng là rất cần thiết giúp nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân bạch cầu cấp dòng tủy. Bệnh nhân nên đến khám bác sỹ chuyên khoa Ung thư máu để được tư vấn cụ thể về chế độ dinh dưỡng.

Nếu bạn còn thắc mắc về chế độ dinh dưỡng cho người bị bạch cầu cấp dòng tủy, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.

Trân trọng!

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

BVK - Bằng các chứng minh về dịch tễ học và thực nghiệm người ta đã chứng minh được chế độ ăn có liên quan tới tới 30 – 40% ung thư ở nam và tới 60% ung thư ở nữ. Khẩu phần ăn cân đối rất quan trọng đối với cơ thể. Các nghiên cứu đã chứng minh được chế độ ăn có liên quan tới trên 35% các loại ung thư. Hai chuyên gia dịch tễ học nổi tiếng người Anh, BS Richard Doll và BS Richard Peto đã khẳng định rằng: khoảng từ 20 – 60% trường hợp tử vong do ung thư có liên quan đến các yếu tố ăn uống.

Phần lớn ung thư không phải do di truyền. Tuy nhiên, ung thư cũng là một bệnh có liên quan tới gen và nguồn gốc là do sự thay đổi của ADN, chất mang thông tin di truyền với những tế bào chuyển dạng từ tế bào bình thường sang tế bào ung thư. Quá trình phát triển ung thư là quá trình biến đổi ác tính tế bào. Tế bào  đột biến có thể do di truyền hoặc do yếu tố nội sinh hoặc ngoại sinh (các yếu tố môi trường bên ngoài). Các yếu tố liên quan tới thực phẩm, dinh dưỡng và hoạt động thể lực ảnh hưởng tới chu trình này và do vậy tác động tới sự phát triển và nhân lên của tế bào. Một số thành phần trong thực phẩm và chế độ dinh dưỡng không hợp lý được coi là nguy cơ phát sinh một số loại ung thư. Điều đó cũng có nghĩa là một số đồ ăn và thức uống, thành phần của chế độ ăn, phương pháp sản xuất thực phẩm, quá trình bảo quản và chế biến có liên quan tới sự phát triển của một số loại ung thư... bản thân thực phẩm không gây ung thư nhưng các chất bảo quản thực phẩm, các chất trung gian chuyển hóa, các tạp chất và  các chất sinh ra từ nấm mốc là nguyên nhân dẫn tới ung thư. Đặc biệt, ngày nay người ta còn thấy, sự mất cân bằng các thành phần trong chế độ ăn, nhiều chất béo quá làm tăng ung thư. Người ta cho rằng khoảng 30% số trường hợp ung thư phát sinh liên quan đến chế độ ăn.Chẳng hạn, bình thường trong rau cải hàm lượng nitri chỉ ở dạng vết nhưng khi muối dưa thì hàm lượng nitrit tăng lên do quá trình vi sinh khử nitrat có trong rau thành nitrit. Khi dưa bị khú thì hàm lượng nitrit tăng cao nhất. Trong cơ thể các nitrit sẽ tác dụng với amin bậc 2 có trong một số thức ăn như tôm, cá, đặc biệt là mắm tôm tạo thành hợp chất nitrosomin. Đây là chất gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Chính vì vậy, nên hạn chế ăn dưa muối, đặc biệt không ăn dưa khú.

Benzopyrenne được tạo ra khi thịt được nướng bằng than hoặc xông khói. Benzopyrenne cũng được tạo ra khi rán thức ăn bằng dầu mỡ đã sử dụng. Đây là chất đã được chứng minh gây ung thư mạnh trên thực nghiệm. Để hạn chế nguy cơ ung thư từ Benzopyrenne nên tránh ăn khi lò còn khói và nên hạn chế ăn thức ăn nướng hoặc dán.

Nấm mốc Aspergillus Flavus thường có ở gạo và lạc bảo quản không tốt, tiết ra chất độc có tên aflatoxin gây ung thư gan. Chế độ ăn nhiều mỳ chính, ăn mặn cũng là yếu tố gây nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày.

Rượu không gây ung thư nhưng rượu mạnh gây bỏng mạn tính niêm mạc hạ họng và thực quản có thể gây ung thư sau này. Người ta ăn trầu thường phải có vôi, vôi đã tôi là chất kiềm có thể làm bỏng niêm mạc miệng, họng.Hơn nữa, ngoài thực phẩm, chế độ ăn cũng gây ung thư. Thức ăn có nhiều chất béo động vật gây tăng nguy cơ ung thư vú, ung thư tiền liệt tuyến và ung thư đại trực tràng. Trái lại chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả và nhiều chất xơ có thể làm giảm nguy cơ sau này.

Một chế độ dinh dưỡng hợp lý trước, trong quá trình điều trị sẽ giúp cho bệnh nhân tăng cường thể lực, giảm thiểu những bất lợi do tác dụng phụ của thuốc và bệnh nhân có cảm giác sống khỏe hơn... Nhìn chung, một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng thông thường cần đầy đủ dinh dưỡng, giàu vitamin, thêm rau xanh, chất xơ: nhiều cá, ít thịt (đặc biệt là thịt đỏ); nước, dầu thực vật, tăng cường rau quả tươi và nước ép. Thế nhưng, đối với người bệnh đang điều trị ung thư đặc biệt là đang truyền hóa chất thì nguy cơ giảm bạch cầu rất cao, bạch cầu cần nguyên liệu là protid mà protid trong động vật rất quan trọng, do vậy, khuyến khích chế độ đạm cho bệnh nhân ( ăn thịt bò, thịt chó), ăn càng nhiều càng tốt, hợp khẩu vị. Nếu bạch cầu giảm nhiều quá phải dùng đến thuốc kích cầu.

Đạm: thịt cung cấp cho cơ thể các loại acid amin thiết yếu. Để đảm bảo cung cấp đủ các loại acid amin cần ăn đa dạng các loại thực phẩm, khẩu phần ăn phải cân đối giữa protein động vật và thực vật.

Tinh bột: nên chọn các loại ngũ cốc nguyên hạt (gạo, ngô, lúa mì, hạt lúa mạch), các loại củ (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, sắn...). Tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn chứa đường đơn, gây nhiều tác hại cho cơ thể, đồng thời các chất phụ gia cho thêm vào thực phẩm trong quá trình chế biến và bảo quản.

Chất béo (lipid): trong khẩu phần ăn hàng ngày cần phải có một hàm lượng lipid nhất định, trong đó hàm lượng acid béo không no không quá 50% tổng năng lượng.

Rau quả: Rau quả rất có lợi cho sức khoẻ do cung cấp các loại vitamin.

Súc miệng trước khi ăn: ăn những loại trái cây có vị chua như cam, quýt, chanh, bưởi... (ngoại trừ trường hợp những bệnh nhân đang bị tổn thương đau ở miệng, hầu họng); ăn bữa nhỏ nhiều lần trong ngày; tăng cường ăn những thức ăn khoái khẩu... Sử dụng nước ép trong chế độ ăn uống hàng ngày giúp làm chậm hoặc ngăn ngừa ung thư tiến triển, nâng cao sức đề kháng và chống nhiễm trùng.

Chọn ăn thức ăn mềm hoặc chế biến nhiều nước: bún, mỳ, miến, sữa, bột ngũ cốc..

Tránh ăn cay, mặn, tránh các loại trái cây có vị chua: người bệnh ăn trước khi đói vì cơn đói làm tăng cảm giác buồn nôn; uống nhiều nước, uống chậm, nhiều hớp trong ngày; tránh những thức ăn dầu mỡ, cay nồng, nặng mùi...; ăn thành nhiều bữa nhỏ và ăn những thực phẩm khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng...

Người bệnh nên uống 8-12 ly nước mỗi ngày: điều quan trọng là uống nước ngay cả những lúc không khát, hạn chế những thức uống chứa cafein... Táo bón cũng là một vấn đề rất thường thấy ở bệnh nhân ung thư. Nguyên nhân có thể là do thiếu nước hoặc thiếu nhiều chất xơ trong chế độ ăn, thiếu hoạt động thể lực, những tác động bởi liệu pháp điều trị. Nên đi bộ và vận động thường xuyên...

Sau phẫu thuật và điều trị, bệnh nhân khỏi hoàn toàn, chế độ dinh dưỡng áp dụng như người bình thường để phòng ngừa tái phát, di căn. Tuy nhiên, người bệnh sau khi điều trị bằng hóa chất, tia xạ sẽ tăng nguy cơ ung thư mới, cần thiết tái khám tổng thế sau 6 tháng, 1 năm để theo dõi.

Video liên quan

Chủ đề