Ăn nhiều rau cải có tốt không

Mùa đông luôn là mùa của những món rau xanh đặc trưng, trong đó rau cải xanh là loại rau được yêu thích vì có vị cay, giòn rất khác biệt. Loại rau này thường được sử dụng để nấu canh, muối chua hay ăn sống cùng phở cuốn, bánh xèo... món nào cũng rất đưa cơm.

Rau cải xanh ngoài là thực phẩm thì còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh. Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội), trong đông y rau cải xanh có vị hơi cay đắng, tính ấm; vào kinh phế. Giới tử vị cay, tính ấm; vào kinh phế. Cải xanh có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh, có công dụng trừ độc tiêu nhọt, chữa ho, phòng cảm mạo, chữa xuất huyết dạ dày.

Ăn nhiều rau cải có tốt không

Rau cải xanh ngoài là thực phẩm thì còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe.

Còn trong y học hiện đại, rau cải được chứng minh có chứa nhiều vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin, giàu canxi... tốt cho sức khỏe người ăn. Mặc dù rau cải xanh có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng nên sử dụng loại rau này.

Dưới đây là nhóm người cần cân nhắc kỹ trước khi ăn rau cải.

1. Bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày

Lương y Bùi Đắc Sáng khuyên những bệnh nhân đang mắc bệnh dạ dày, bị đầy bụng, chướng hơi thì nhất định không nên ăn nhiều rau cải kẻo dễ sinh ra nhiều khí, gây đầy bụng, đặc biệt là khi ăn sống, để phòng ngừa thì tốt nhất nên nấu chín trước khi ăn.

2. Những người sức yếu, sốt nóng

Bệnh nhân sức yếu, sốt nóng, yếu phổi ho khan không dùng rau cải kẻo làm tình trạng bệnh thêm trầm trọng, cơ thể thêm mệt mỏi.

Ăn nhiều rau cải có tốt không

Bệnh nhân suy giáp không nên dùng rau cải xanh.

3. Bệnh nhân bị suy giáp

Dù rau cải chứa nhiều vitamin A, K, rất tốt cho chức năng hoạt động của tuyến giáp. Tuy nhiên, nhóm người đang điều trị bệnh suy giáp dù muốn cũng nên tránh ăn nhiều bởi rau cải có chứa goitrin - một chất có thể gây bướu cổ, có thể khiến bệnh tuyến giáp hoặc bướu cổ trầm trọng hơn.

Nếu muốn, bệnh nhân suy giáp, bướu cổ chỉ nên ăn một liều lượng vừa phải. Trước khi ăn cần ngâm rửa thật kỹ rồi mới chế biến để loại bỏ hết chất goitrin trên rau.

4. Bà bầu nên thận trọng khi ăn

Bà bầu ăn rau xanh và hoa quả rất tốt nhưng khi ăn nên chọn lọc bởi rau cải là loại rất dễ sâu bọ vì vậy nguy cơ phun thuốc cao. Theo các chuyên gia, bà bầu chỉ nên ăn rau cải có nguồn gốc rõ ràng, tự trồng tại nhà, trước khi ăn cần ngâm rửa kỹ để loại bỏ hết chất hóa học nếu có. Ngoài ra, rau cải xanh ăn sống hay rau cải muối đều không thích hợp với trẻ em, phụ nữ có thai.

5. Những người đang mắc bệnh đường tiêu hóa

Nếu đang mắc các bệnh về viêm đường tiêu hóa thì tốt nhất bạn không nên ăn rau cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.

Ăn nhiều rau cải có tốt không

6. Người bệnh gút thận trọng khi ăn

Mỗi loại thực phẩm có hàm lượng purin khác nhau. Các loại rau cải có hàm lượng purin ở nhóm B, 50 - 150mg/100g. Trong khi đó, các thực phẩm có hàm lượng purin cao có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh gút. Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm người có nguy cơ mắc bệnh gút cao, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng sử dụng loại rau này.

Ngoài ra, vào mùa đông khi lựa chọn rau cải xanh, bạn nên chọn loại cải non, lá xanh, mỏng, cuống to. Bên cạnh đó, cần cẩn thận khi ăn sống vì loại này thường được bón phân có chứa nhiều nitrat. Không nên để rau cải đã nấu chín vì lượng nitrat trong rau cải có thể bị biến đổi thành nitrite, gây hại cho sức khỏe người ăn.

Theo Phụ nữ Việt Nam Copy link

Link bài gốc Lấy linkhttps://phunuvietnam.vn/tim-kiem.htm?keywords=Rau+c%e1%ba%a3i+xanh+r%e1%ba%a5t+t%e1%bb%91t+nh%c6%b0ng+6+%c4%91%e1%bb%91i+t%c6%b0%e1%bb%a3ng+n%c3%a0y+n%c3%aan+th%e1%ba%adn+tr%e1%bb%8dng+khi+%c4%83n

Ngoài ăn cá, tuổi thọ của người Nhật còn được cải thiện nhờ món "rau trường thọ", đã được công nhận là siêu thực phẩm này

Là loại rau rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn rau cải. Thậm chí nếu không cẩn thận, bạn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Là loại rau rất phổ biến trong bữa ăn của người Việt, nhưng không phải ai cũng có thể ăn rau cải. Thậm chí nếu không cẩn thận, bạn có thể gây nguy hiểm cho tính mạng.

Rau cải có vị cay rất đặc trưng, thường được dùng để muối chua, nấu canh hoặc ăn sống kèm với bánh xèo. Ngoài ra, loại rau này còn có nhiều công dụng đối với sức khỏe và được sử dụng làm thuốc chữa bệnh.

Ăn nhiều rau cải có tốt không

Rau cải xanh có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Lương y Hoàng Duy Tân cho biết, rau cải xanh chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotic, catoten, abumin… Rau cải xanh có công dụng thanh nhiệt, chữa mụn nhọt, hỗ trợ tiêu hóa táo bón, hỗ trợ bệnh nhân cường giáp, tiểu đường, chữa viêm ruột – gout.

Tuy nhiên cũng như nhiều loại rau khác, không phải ai cũng nên ăn loại rau này. Những người sau đây cần cẩn thận khi ăn rau cải:

Bệnh nhân bị suy giáp

Bệnh nhân bị suy giáp không nên ăn rau cải dưới mọi hình thức. Rau cải có nhiều vitamin A, K, những chất này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng hoạt động của tuyến giáp.

Người bị đau dạ dày

Với những người bị đau dạ dày, hay bị chướng hơi đầy bụng không nên ăn nhiều rau cải.

Nguyên do là khi ăn loại rau này dễ sinh ra nhiều khí, gây đầu bụng, đặc biệt là khi bạn ăn sống. Vì vậy, tốt nhất bạn nên nấu chín trước khi ăn.

Bà bầu có hội chứng trào ngược

Bà bầu có hội chứng trào ngược hoặc dị ứng, khó tiêu với các loại rau cải họ cải nên thận trọng với cải thảo. Thành phần indol trong cải thảo có thể làm giảm tác dụng của một số loại thuốc giảm đau có chứa acetaminophen.

Người bị viêm đường tiêu hóa

Đối với những người có bệnh viêm đường tiêu hóa không nên ăn cải sống, kể cả khi đã muối như như kim chi, dưa muối, salad… để tránh gây kích thích cho vùng viêm loét.

Người bị táo bón

Đối với những người bị táo bón, tiểu ít thì không nên ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Người bị suy thận

Những người suy thận nặng không nên ăn rau bắp cải.

Nói chung rau cải xanh ăn sống (kể cả đã muối) đều không thích hợp với trẻ em, người đang bị tiêu chảy, phụ nữ có thai.

Ăn nhiều rau cải có tốt không

Dưa cải canh nấu cá chép giúp hạ men gan, hỗ trợ điều trị viêm gan vàng da.

Những lưu ý khi dùng rau cải canh

1. Chế biến rau cải đúng cách:

Từ rau cải, bạn có thể chế biến ra rất nhiều món ăn như rau luộc, nấu canh, làm dưa muối chua. Đối với các món nấu hoặc luộc, bạn không nên đun quá lâu hoặc mở vung trong khi nấu sẽ khiến lượng vitamin C trong rau bị tiêu hủy hết.

Trường hợp dùng rau cải muối chua thì cần đợi cho dưa đã chín hẳn và chuyển sang màu vàng mới được ăn. Không nên ăn khi đói bụng, ăn quá nhiều hoặc quá thường xuyên sẽ tích lũy nhiều natri trong cơ thể, từ đó gây nguy cơ bị cao huyết áp, sỏi thận.

Ăn nhiều rau cải có tốt không

Tốt nhất nên nấu chín rau cải để ăn.

2. Rau cải ăn sống có được không?

Rau cải có thể dùng ăn sống. Những cây cải xanh còn non hoặc chưa quá già thường được sử dụng làm rau sống ăn kèm trong bữa cơm hoặc ăn với bánh xèo, thịt nướng, thịt luộc.

Tuy nhiên, hãy đảm bảo rửa rau cho thật sạch và ngâm trong nước muối pha loãng để diệt khuẩn và loại bỏ sạch ký sinh trùng, trứng sâu bọ và trứng giun sán bám dính trên rau trước khi ăn.

Rau bắp cải là loại thường được dùng để ăn sống nhiều nhất. Cách thường nhất là làm rau góp, trộn salad.

3. Rau cải kỵ với thực phẩm nào?

Bí đỏ: Bí đỏ chứa enzym phân giải vitamin C, khi ăn chung với cải thìa sẽ làm giá trị dinh dưỡng của cải thìa.

Ăn nhiều rau cải có tốt không

Rau cải kỵ với thịt gà.

Thịt gà: Thịt gà không nên ăn chung với rau cải vì thịt gà tính cam ôn, trong khi rau cải cam hàn, ăn cùng nhau sẽ sinh ra kiết lỵ.

Minh Khôi (T/h)

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/nhung-nguoi-nay-khong-nen-an-rau-cai-neu-khong-can-than-de-ruoc-hoa-vao-than-a323295.html