Ăn cơm xong bao lâu thì đi bộ

Trong vài năm gần đây, đi bộ sau khi ăn tối là giải pháp luyện tập được nhiều người lựa chọn với mục đích tăng cường và bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu. Vậy thói quen này có thực sự tốt như những gì bạn đang kỳ vọng hay không và đâu là thời điểm đi bộ bạn nên áp dụng?

So với những hình thức rèn luyện sức khỏe khác, đi bộ có nhiều ưu điểm vượt trội như thời gian thực hiện linh hoạt, không mất nhiều chi phí cho việc luyện tập. Bên cạnh đó, bạn còn có thể đi bộ vào bất cứ thời điểm nào mà mình mong muốn để cân đối với lịch trình làm việc và cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. 

Thực tế, việc lựa chọn thời điểm đi bộ phù hợp phụ thuộc vào thời gian cũng như sở thích của bản thân mỗi người. Cùng với buổi sáng hay chiều, buổi tối cũng chính là khoảng thời gian lý tưởng dành cho hoạt động thể dục này bởi bạn sẽ nhận được nhiều lợi ích hấp dẫn cụ thể như sau.

Khi sở hữu hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hoạt động ổn định, từ đây bạn cũng không cần lo lắng đến những vấn đề liên quan tới sức khỏe như táo bón hay bệnh về dạ dày.

Theo các chuyên gia trong lĩnh vực sức khỏe, việc đi bộ sau bữa ăn góp phần quan trọng trong việc kích hoạt các enzyme và dịch dạ dày. Nhờ đó, dạ dày của bạn sẽ hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể hấp thụ tốt nhất nguồn dinh dưỡng có trong thức ăn cũng như hạn chế các bệnh liên quan tới dạ dày để bảo vệ sức khỏe một cách tối ưu.

Bạn có đang gặp phải những vấn đề liên quan đến giấc ngủ như mất ngủ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc? Nếu câu trả lời là có, bạn hãy hình thành thói quen đi bộ sau bữa tối ngay ngày hôm nay. Sau một thời gian kiên trì, việc cơ thể bạn được thư giãn, thoải mái sẽ góp phần cải thiện giấc ngủ với hiệu quả cao.

Nếu như thời điểm vài năm về trước, chứng tuần hoàn máu kém là hiện tượng thường gặp ở người cao tuổi thì trong những năm gần đây, tình trạng này đang dần xuất hiện phổ biến ở người trẻ tuổi. Mặc dù có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến điều này, tuy nhiên theo các chuyên gia, một trong những nguyên nhân chính là do thói quen sinh hoạt thiếu lành mạnh. Để khắc phục chứng tuần hoàn máu kém, ngoài việc thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt, việc đi bộ sẽ chính giải pháp hàng đầu bạn nên áp dụng.

Lý giải cho hiệu quả này, các chuyên gia cho biết khi đi bộ sẽ khiến toàn bộ cơ thể đều phải hoạt động. Đặc biệt, việc đi bộ sẽ giúp máu lưu thông và vận chuyển đến các cơ quan khác được trơn tru hơn. 

Nếu bạn đang lên kế hoạch giảm cân nhưng không có thời gian và điều kiện để tìm đến phòng tập gym mỗi ngày, khi ấy việc đi bộ sau mỗi bữa ăn sẽ là gợi ý hoàn hảo bạn nên lựa chọn. 

Khi đi bộ, cơ thể sẽ đốt cháy calo hiệu quả, giúp bạn kiểm soát cân nặng khá tốt. Đồng thời, đi bộ còn giúp tinh thần được thoải mái, sảng khoái, ngăn ngừa stress – một trong những nguyên nhân gây tăng cân, béo phì phổ biến hiện nay.

Tiểu đường là căn bệnh nguy hiểm và đang có xu hướng ngày càng trẻ hóa. Khi mắc tiểu đường, người bệnh phải đối diện với nhiều biến chứng khác nhau, trong đó có những biến chứng gây nguy hiểm đến cả tính mạng.

Để ngăn ngừa bệnh này, bạn nên đi bộ sau bữa ăn bởi việc thể dục nhẹ nhàng sẽ giúp kiểm soát lượng đường ở mức thấp nhất. Tất nhiên, bạn cần kết hợp với việc ăn uống hợp lý, tránh sử dụng một số loại thực phẩm nằm trong danh mục “cấm kỵ” cho bệnh nhân tiểu đường.

Có thể thấy rằng, việc đi bộ sau mỗi bữa ăn hứa hẹn mang đến cho bạn vô vàn những lợi ích tuyệt vời đối với sức khỏe. Tuy nhiên, hình thức luyện tập này chỉ đạt hiệu quả khi bạn thực hiện đúng lúc cũng như đúng cách. Vậy đâu là thời điểm đi bộ phù hợp bạn nên áp dụng?

Điều này bởi lẽ nếu vội vã đi bộ sau khi ăn tối, bạn không những không nhận được hiệu quả như mình mong muốn mà còn dễ bị khó tiêu, đau bụng đặc biệt là đau thắt bụng. Về lâu về dài, điều này còn gây ảnh hưởng đến dạ dày, là nguyên nhân dẫn đến một số bệnh như viêm, loét dạ dày,… Thế nên, thời gian hợp lý nhất để bạn đi bộ sau bữa tối là từ 1 – 2 giờ. Tuy nhiên, bạn cũng nên lưu ý không nên đi bộ khi quá khuya, sau 21 giờ bởi đây là thời điểm cơ thể cần nghỉ ngơi, việc luyện tập có thể gây ra các bệnh mãn tính. Hãy cố gắng ăn cơm sớm vào lúc 18h và đi bộ từ 19-20h là hợp lý hơn cả.

Với những thông tin trên đây, hy vọng các bạn đã nắm được những thông tin cần thiết về việc đi bộ sau khi ăn tối. Hãy thực hiện đúng cách để nhận về những lợi ích cao nhất đối với sức khỏe bạn nhé!

Ăn xong có nên chạy? Đây là vấn đề không ít người gặp phải do muốn vận động làm tiêu bớt năng lượng. Tuy nhiên chạy sau khi ăn được khuyến cáo là gây hại cho dạ dày và một số cơ quan trên cơ thể. Do vậy, chúng ta cần nghỉ ngơi một thời gian trước khi chạy bộ để tránh gây hại cho sức khỏe.

Chạy sau khi ăn là một vấn đề được cấm kỵ để tránh bị sốc hay ảnh hưởng đến khả năng vận động của các cơ quan. Bạn thường cảm thấy buồn ngủ hoặc là mệt mỏi sau khi ăn nên sẽ không thể chạy được như khi đang luyện tập. Thông thường chúng ta được khuyên nên nghỉ ngơi để thức ăn tiêu hóa rồi mới tiến hành luyện tập chạy bộ.

Khi bạn kết thúc bữa chính có thể cần mất hàng giờ để tiêu hóa thức ăn, trong khi bữa ăn nhẹ chỉ mất khoảng 30 phút. Do vậy, bạn nên chạy sau khi ăn 2 giờ để đảm bảo không sốc hay ảnh hưởng đến dạ dày. Thêm vào đó bạn cần chú ý quan sát mọi biểu hiện bất thường trên cơ thể để nghỉ ngơi dừng lại đúng lúc.

Chạy sau khi ăn là một vấn đề được cấm kỵ để tránh bị sốc hay ảnh hưởng đến khả năng vận động của các cơ quan

Một bữa ăn nhẹ là giải pháp giúp bạn được cung cấp năng lượng và ngăn ngừa nguy cơ hạ đường huyết trong suốt quá trình vận động. Dựa trên sự an toàn, các thực phẩm ăn nhẹ bạn nên dùng được chia ra theo từng khung giờ:

2.1 Ăn khi tập chạy buổi sáng

Bài tập chạy bộ buổi sáng thường khá gò bó thời gian nên bạn khó có thể ăn uống rồi nghỉ vài giờ trước khi luyện tập. Việc đó sẽ khiến bạn phải dậy sớm ảnh hưởng đến thời gian ngủ khoa học của cơ thể. Hơn nữa khi bạn ngủ tất cả thức ăn bạn dùng buổi tối hôm trước đã được chuyển hóa thành năng lượng giúp các cơ quan bài tiết độc tố.

Do vậy bạn chỉ có thể ăn nhẹ vào buổi sáng để có đủ thời gian nghỉ ngơi và chạy bộ. Bữa ăn vào buổi sáng bạn cần bổ sung carbprotein để cung cấp năng lượng cho cả ngày làm việc.

  • Bơ hạt với 1 lát bánh mì và quả chuối
  • Sữa chua trái cây
  • Sinh tố rau củ
  • Bánh mì ngũ cốc
  • Cháo yến mạch

2.2 Ăn khi tập chạy buổi trưa

Nếu bạn dự định chạy bộ buổi trưa hãy chuẩn bị một bữa sáng giàu năng lượng. Đồng thời thêm bữa ăn nhẹ trước khi có kế hoạch chạy từ 2 -3 giờ:

  • Ngũ cốc hoặc bột yến mạch
  • Nửa chiếc bánh sandwich kèm bơ hạt
  • Một cốc sinh tố nhỏ
  • Một số loại hạt giàu dinh dưỡng

2.3 Ăn khi tập chạy buổi chiều và tối

Thời gian buổi chiều tối bạn thường có cảm giác thư thả hơn để hoạt động thể thao. Nhưng do bạn đã trải qua một ngày làm việc mệt mỏi nên cần bổ sung ít thức ăn nhẹ trước khi chạy để tránh kiệt sức hay hạ đường huyết. Đồng thời ăn nhẹ sẽ không gây ảnh hưởng đến bữa tối của bạn.

  • Bánh quy hoặc pho mát
  • Thanh socola
  • Nửa lát bánh mì và chút đồ ăn kèm

Ngoài ra bạn cần lưu ý, thời gian chạy bộ là yếu tố quyết định nhu cầu năng lượng cơ thể bạn cần. Bạn chạy trong thời gian ngắn hoặc dưới 1 giờ hãy nhớ mang theo nước. Khi bạn luyện tập với cường độ cao hơn thì nên bổ sung đồ ăn có chứa carb hoặc một loại nước uống bù đắp năng lượng.

Do bạn đã trải qua một ngày làm việc mệt mỏi nên cần bổ sung ít thức ăn nhẹ như bánh quy hoặc socola trước khi chạy để tránh kiệt sức hay hạ đường huyết

Khi chạy bộ bạn có thể gặp một số tai nạn ngoài dự kiến cần được chuẩn bị phòng tránh từ trước.

3.1 Chuột rút

Khi vận động cơ thể chúng ta rất cần được bù nước để tránh mất nước gây mệt mỏi kiệt sức. Khi cơ thể mất nước sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của người tập kèm theo một số triệu chứng như: chuột rút, đầy hơi và đau bụng.

Do vậy, việc uống nước cách nhau 15 - 30 phút sẽ cung cấp nước cho cơ thể một cách từ từ và đảm bảo. Nếu bạn có ý định chạy bộ vào buổi sáng hãy cân nhắc khẩu phần ăn giảm chất xơ ở buổi tối hôm trước để giảm chuột rút.

3.2 Buồn nôn

Khi cơ thể vận động tần suất cao rơi vào trạng thái mệt mỏi bạn sẽ cần bù nước để tránh cảm giác buồn nôn. Đặc biệt chạy trong thời tiết khắc nghiệt mùa hè bạn sẽ cần bổ sung nhiều nước hơn. Ngoài mất nước, say nước và rối loạn tiêu hóa cũng là nguyên nhân khiến người chạy bộ có cảm giác buồn nôn.

Nếu bạn thấy xuất hiện cảm giác buồn nôn hãy nghỉ chân và ăn nhẹ để cung cấp năng lượng. Sau đó khi cơ thể dễ chịu và thời gian nghỉ ngơi đã đủ bạn có thể tiếp tục bài tập chạy bộ.

Người chạy bộ không thể bỏ qua việc uống nước mỗi khi vận động

Người chạy bộ không thể bỏ qua việc uống nước mỗi khi vận động. Đặc biệt là khí hậu nóng bức cơ thể càng có nhu cầu cung cấp nước cao hơn bất kỳ lúc nào. Do vậy bạn cần dựa theo nhu cầu và từng bài tập để bổ sung nước sao cho phù hợp tránh nguy cơ mất nước gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Như vậy bạn có thể chạy bộ sau ăn nếu đã nghỉ ngơi vài giờ. Trong suốt những bài tập chạy bộ bạn cần chú ý bổ sung nước hoặc đồ ăn nhẹ để cung cấp thêm năng lượng cho cơ thể.

Để có thêm nhiều thông tin bổ ích, phục vụ cho quá trình tập luyện được hiệu quả và đảm bảo sức khỏe, bạn có thể tham khảo nhiều thông tin bổ ích trên website Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 (phím 0 để gọi Vinmec) hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ đề