Aăn sữa chua tốt cho hệ tiêu hóa bé

Thời tiết trở lạnh, nhiều gia đình, nhất là gia đình có trẻ nhỏ khi ăn sữa chua thường làm ấm sữa lên bằng cách ngâm qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng vì sợ viêm họng. Tuy nhiên đây là một một cách ăn sai lầm cần bỏ sớm.

Thực chất, sữa chua là sản phẩm của quá trình lên men, có tác dụng hỗ trợ tích cực cho sức khỏe, đặc biệt là hệ tiêu hoá. Trong sữa chua có các loại lợi khuẩn cũng như làm tăng bifidobateria tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn có ích phát triển.

Theo nghiên cứu, những đứa trẻ đã ăn sữa chua có nguy cơ mắc bệnh cảm lạnh, nhiễm trùng tai và viêm họng thấp hơn 19% những trẻ không được ăn sữa chua. Ngoài ra, những vi khuẩn có ích trong sữa chua có khả năng giảm triệu chứng của bệnh tiêu chảy, đầy hơi, táo bón. Nguồn canxi trong sữa chua giúp cải thiện hệ tiêu hóa và hạn chế hiện tượng ợ chua.

Tuyệt đối không đun nóng sữa chua hoặc quay lò vi sóng. Ảnh minh họa

Nhiều mẹ sợ các bé ăn sữa chua lạnh sẽ bị viêm họng nên ngâm sữa chua qua nước nóng hoặc hâm nóng qua lò vi sóng. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo điều đó là hoàn toàn không nên vì khi gặp nhiệt độ nóng, các vi khuẩn có lợi trong sữa chua sẽ mất khả năng hoạt động và đi đến bị tiêu diệt, vi khuẩn lên men suy giảm, đồng thời hàm lượng dinh dưỡng có trong sữa chua sẽ bị ảnh hưởng. Vì thế, tác dụng của sữa chua sẽ không còn như ban đầu.

Các chuyên gia cho biết, cần bảo quản sữa chua ở ngăn mát tủ lạnh có nhiệt độ 6-8oC hoặc ngăn đông tủ lạnh.

Tốt nhất nếu sữa chua lạnh, bạn có thể để ngoài môi trường 30-45 phút, hoặc ngâm vào nước theo tỷ lệ 2 sôi, 1 lạnh trong 15 phút trước khi ăn.

Ngoài ra, các chuyên gia khuyến cáo cần tránh những sai lầm phổ biến này khi ăn sữa chua:

Mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý. Ảnh minh họa

Không ăn quá nhiều sữa chua

Nhiều bạn cho rằng ăn nhiều sữa chua sẽ tốt, nhưng quan niệm này hoàn toàn sai lầm. Nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến sự bài tiết các chất dung môi trong dạ dày, làm giảm cảm giác thèm ăn. Đặc biệt nếu thường xuyên ăn quá nhiều sữa chua bạn sẽ thấy lạnh bụng.

Và lời khuyên cho bạn là mỗi ngày chỉ nên ăn 250 đến 500 gram sữa chua là hợp lý.

Không ăn khi bụng đói

Khi bụng của bạn kêu réo đói cồn cào thì tốt nhất bạn đừng ăn sữa chua chống đói. Bởi vì khi bụng trống rỗng, độ axit trong dạ dày lớn. Những vi khuẩn có lợi trong sữa chua rất dễ bị axit dạ dày giết chết, và tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa chua sẽ giảm đi rất nhiều.

Không ăn khi sữa chua đông cứng

Nhiều người có thói quen mua sữa chua về để trên ngăn đá cho đông cứng thành đá rồi mới ăn. Đây là cách ăn sai lầm, vì sữa chua đông cứng như vậy sẽ khiến một số vi khuẩn có lợi sẽ chết do nhiệt độ quá lạnh. Ăn như vậy sẽ không mang lợi cho sức khỏe.

Không kết hợp các loại thịt nguội

Sữa chua kết hợp với một số loại thực phẩm sẽ mang lại giá trị dinh dưỡng cao hơn. Ví dụ như sữa chua ăn kèm dâu tây, bánh mì, bánh bao. Tuy nhiên nếu bạn kết hợp sữa chua với xúc xích, thịt hun khói, các sản phẩm đông lạnh chế biến từ thịt, thuốc kháng sinh…có thể gây táo bón, các bệnh về dạ dày và nặng nhất có thể gây chết người.

Theo BS Ngô Thị Hà Phương, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sữa chua thực chất là sữa bò tươi hoặc sữa được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các chủng vi khuẩn có lợi cho đường ruột (lactobacillus bulgaricus và streptococus thermophilus).

Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, chứa đầy đủ các chất protein (với nhiều axit amin cần thiết, nhất là lysin), glucid, lipid, các muối khoáng (nhất là canxi) và vitamin, chủ yếu là vitamin nhóm B và A. Cái quý của sữa chua là ngoài giá trị dinh dưỡng còn có giá trị chữa bệnh tốt, nhất là các bệnh về đường ruột.

Sữa chua đặc biệt tốt cho người già, trẻ em, người mắc bệnh tiêu hóa... (Ảnh: TA).

Sữa chua cung cấp cho cơ thể một lượng lớn các vi khuẩn có lợi (lactobacillus acidophilus và bifidobacterium), giúp bảo vệ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng. Có một số vi khuẩn trong sữa chua còn tạo ra kháng sinh có khả năng diệt các vi khuẩn có hại trong ruột.

Thành phần của sữa chua cũng giống như sữa bình thường nhưng sữa chua có ưu điểm là chất đạm trong sữa chua dễ tiêu hóa hơn và chất đường lactose trong sữa chua chuyển thành acid lactic nên ít bị rối loạn tiêu hóa do thiếu men lactase. Một số trường hợp bị thiếu men chuyển hóa đường trong sữa (lactase) nên khi uống sữa hay bị tiêu chảy, đầy bụng thì có thể ăn sữa chua thay thế.

Khi nào có thể cho trẻ ăn sữa chua?

Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế, trẻ từ 6 tháng trở lên có thể ăn được sữa chua bán trên thị trường. Còn trẻ < 6 tháng muốn ăn sữa chua thì phải làm từ sữa bột công thức dành cho trẻ dưới 6 tháng.

Nguyên tắc khi cho bé mới bắt đầu ăn thức ăn mới là cho ăn từ ít đến nhiều. Lượng sữa chua cho bé ăn theo tuổi như sau:

- Từ 6 đến 12 tháng tuổi: 50-100g/ ngày (tương đương 1/2 hộp đến 1 hộp).

- Từ 1 đến 2 tuổi: 100-200g/ngày (tương đương 1 đến 2 hộp).

- Trên 2 tuổi: 200g/ngày (tương đương 2 hộp).

Một số lưu ý khi cho trẻ ăn sữa chua

- Không cho trẻ ăn sữa chua lúc đói

Vì khi đó độ pH trong dạ dày thấp (chỉ khoảng bằng 2) sẽ làm hại đến những vi khuẩn có lợi trong sữa chua. Tác dụng tăng cường sức khỏe của sữa chua vì thế bị giảm đi.

- Chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua sau bữa ăn khoảng 30 phút hoặc 1 tiếng

Lúc này dạ dày co bóp mạnh nhào trộn thức ăn, độ pH có thể tăng lên 4 - 5, đây là điều kiện lý tưởng cho các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động.

Tuy nhiên, do các vi khuẩn có lợi trong sữa chua hoạt động rất mạnh nên cũng rất dễ làm hỏng men răng, nhất là răng trẻ nhỏ nên cần cho bé súc miệng ngay sau khi ăn.

- Không nên đun nóng sữa chua khi dùng, hoặc cho thêm nước nóng vào sữa chua

Cách làm này sẽ khiến cho vi khuẩn có lợi trong sữa chua mất khả năng hoạt động nên sữa chua sẽ bị mất đi các chất dinh dưỡng và khả năng kích thích tiêu hóa.

Tuy nhiên, sữa chua để trong tủ lạnh, khi lấy ra cho trẻ ăn ngay trẻ dễ bị viêm họng. Vì thế, bạn có thể ngâm nguyên hộp sữa chua vào nước ấm khoảng 45 độ C, khi sờ vào vỏ hộp thấy ấm nóng là có thể sử dụng được cho bé.

- Không dùng chung sữa chua với các loại thuốc khác

Các thuốc kháng sinh hay các loại thuốc có chứa thành phần amin lưu huỳnh có thể làm phá vỡ hoặc tiêu diệt vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Bạn hãy bảo quản sữa chua trong tủ lạnh sau khi mua về, tốt nhất sử dụng sữa chua trong vòng 1 tuần sau khi mua. Bạn cũng có thể kết hợp trái cây hoặc các loại hạt với sữa chua để bữa ăn nhẹ của bé trở nên phong phú hơn.

Ăn sữa chua khi nào tốt cho hệ tiêu hóa?

Người bị rối loạn tiêu hóa nên ăn sữa chua sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng là hợp lý. Bởi vì lúc đó cơ thể sẽ hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong sữa chua, bạn nên tránh ăn lúc đói vì khi đó axit trong dịch vị dạ dày tăng cao sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng, diệt những vi khuẩn có lợi trong sữa chua.

Ăn sữa chua có tác dụng gì cho có bé?

Bổ sung canxi cho cơ thể Vì vậy lượng canxi cơ thể nhận được sẽ bị giảm đáng kể nếu trẻ không thích uống sữa. Sữa chua là một thực phẩm chứa hàm lượng canxi khá cao. Thậm chí canxi trong sữa chua còn nhiều hơn khi uống sữa. Mỗi cốc sữa chua mang lại 450 mg canxi giúp trẻ phát triển xương chắc khỏe hơn.

Tại sao ăn sữa chua bị tiêu chảy?

Sữa chua có thể gây tiêu chảy ở một số ngườiSữa chua có chứa lactose - một loại đường sữa mà có tới 70% số người trên thế giới không thể tiêu hóa được. Những người bị không dung nạp lactose thường bị tiêu chảy do ăn các thực phẩm giàu lactose, bao gồm cả sữa chua.

1 ngày nên cho bé ăn bao nhiêu sữa chua?

Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên có thể ăn sữa chua mỗi ngày, song hàm lượng tùy theo từng độ tuổi. Cụ thể, một ngày, bé 6-10 tháng tuổi nên ăn 50g, bé một đến 2 tuổi nên ăn 80g, bé trên 2 tuổi ăn 100g, tương đương một hộp. Kể cả trong mùa đông, các mẹ cũng không nên hâm nóng sữa chua khi cho bé dùng.

Chủ đề