A hùng ll vũ trang nguyễn văn bảy

Tại buổi lễ, các đồng chí, đồng đội đã phát biểu gợi nhớ lại những kỷ niệm khó quên thời chiến cũng như trong cuộc sống đời thường với Anh hùng phi công Nguyễn Văn Bảy.

Nhằm tri ân Đại tá, Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân Nguyễn Văn Bảy, Ban liên lạc Cựu chiến binh Không quân phía nam đã tìm nghệ nhân đúc bức tượng bán thân bằng đồng có chiều cao 60cm, nặng 20kg.

Tượng bán thân Anh hùng Nguyễn Văn Bảy được đặt trên một chân đế bằng gỗ đinh nguyên khối, có tiết diện hình vuông với chiều dài mỗi cạnh là 60cm, chiều cao 108cm, nặng 800kg. Khi tượng đặt lên chân đế sẽ có tổng chiều cao là 168cm, vừa bằng chiều cao của đại tá phi công Nguyễn Văn Bảy.

Đại tá Nguyễn Văn Bảy, tên thật là Nguyễn Văn Hoa, sinh ngày 2-2-1936 tại ấp Hậu Thành, xã Tân Dương, huyện Lai Vung. Tham gia cách mạng từ năm 17 tuổi và trở thành phi công quân sự năm 1963, với chiếc Mig-17 có tính năng và vũ khí kém hơn nhiều so với máy bay của không quân Mỹ, nhưng trong các trận đánh không đối không, ông đã trực tiếp bắn hạ bảy máy bay địch và trở thành một trong những phi công huyền thoại của Không quân nhân dân Việt Nam. Đó là một chiến công tầm cỡ, khiến đối phương phải nể phục.

Từ khi nghỉ hưu vào tháng 5-1991, đại tá Nguyễn Văn Bảy về quê nhà sống đời nông nhàn với vườn cây, ao cá, vừa giữ trọn tình đồng chí, đồng đội.

Đêm 22-9-2019, phi công huyền thoại Nguyễn Văn Bảy từ trần do bệnh. Linh cữu của ông được an tán tại quê nhà Lai Vung.

Gọi là “thần thánh” là bởi như ông có quá nhiều điều mà không phải ai cũng có được. Và tất cả dường như có sự trùng hợp định mệnh với “con số 7 huyền thoại”.

Trở thành phi công theo cách “xưa nay hiếm”, nhưng ông lại lập chiến công “vô tiền khoáng hậu”: Vừa lái máy bay MiG-17, vừa hạ 7 máy bay tối tân của địch. Bởi khi được chọn vào học phi công, ông chỉ mới học hết lớp 3 trường làng.

Chuyện vào năm 1953, theo tiếng gọi của con tim, ông tình nguyện vào bộ đội đánh giặc khi vừa tròn 17 tuổi. Năm sau, ra miền Bắc vào lực lượng bộ binh. Thế nhưng, như định mệnh, 6 năm sau, ông là một trong số rất ít người được chuyển sang không quân rồi ra nước ngoài học lái máy bay chiến đấu.

Ông Nguyễn Văn Bảy được phong Anh hùng lực lượng vũ trang khi mới đeo quân hàm Thượng úy. Ảnh: Chụp lại tư liệu gia đình.

Và cũng từ đây đã khai sinh ra người Anh hùng vô cùng đặc biệt gắn liền với “con số 7 huyền thoại”. Bởi sau đó, để đủ chuẩn văn hóa 10/10, ông được đưa về Trường Văn hóa Quân đội (Lạng Sơn) hoàn thành xong chương trình đào tạo 7 lớp trong vòng 7 ngày.

Năm 1965, về nước ông thuộc biên chế của Trung đoàn không quân tiêm kích 923 (mật danh Đoàn Yên Thế) và tham gia tham chiến trận đầu tiên trên vùng trời Bắc Sơn – Chi Lăng.

Và lần này ông lại duyên nợ với con số 7 nhưng ở tư thế khác: Ngay trong ngày mùng 7, ông đã lập chiến công mà theo các chuyên gia Liên Xô thời điểm đó đánh giá là “chiến tích chưa từng có trong lịch sử hàng không thế giới”.

Anh hùng Nguyễn Văn Bảy cùng đồng đội sau một lần lập chiến công. Ảnh chụp lại tư liệu gia đình.

Ngày 21.6.1966, ông ghi dấu ấn lịch sử cho cá nhân ông và cho cả lực lượng Không quân Việt Nam: Trong 7 lần ra tay, ông đã hạ 7 máy bay địch. Hôm đó, phát hiện nhiều máy bay Mỹ, trong đó có một máy bay trinh sát RF-8A được hộ tống bởi máy bay F8 Crusader vốn được mệnh danh là “Hiệp sĩ Thánh chiến” của phi đội 211 Mỹ, ông được phân công tham gia trong biên đội 4 chiếc MiG-17.

Anh hùng Nguyễn Văn Bảy trong đời thường ở quê hương Đồng Tháp. Ảnh: L.T

Trong lần chiến đấu này, ông đã hạ chiếc F-8E do Cole Black điều khiển. Sau đó trong 6 lần ra tay tiếp theo, ông hạ thêm 6 máy bay địch. Đặc biệt hơn là đến năm 1967, ông được phong Anh hùng LLVT khi vừa được thăng hàm Thượng úy.

Chưa hết, mấy năm trước đây, khi cùng nhóm đồng nghiệp ghé thăm ông ở Lai Vung, ông còn hé lộ thêm sự trùng hợp của “con số 7 huyền thoại”. Đó là chiếc MiG-17 mà ông lái chỉ bằng 70% tốc độ cả 7 chiếc máy bay địch mà ông bắn hạ. Ngày miền Nam giải phóng, ông cùng đồng đội tiếp quản sân bay Cần Thơ và chủ trì thành lập Trung đoàn 937, sau đó ông giữ chức Trung đoàn trưởng.

“Tên của tao cũng gắn liền với số 7 nữa. Hồi nhỏ, cha mẹ đặt cho tên Hoa, nhưng khi đi học bị chọc tên như con gái, quê quá về nhà đòi cha mẹ đổi tên. Sẵn thứ 7 trong đàn con, ổng bả đặt tên Bảy luôn” - ông Bảy nở nụ cười sảng khoái nhớ lại.

Trước đó, ông Bảy đang làm vườn thì bị đột quỵ, được người nhà đưa đi cấp cứu tại bệnh viện địa phương, sau đó tiếp tục chuyển lên Bệnh viện Quân y 175.

Tại đây, các bác sĩ xác định ông Bảy bị hôn mê sâu, xuất huyết não lượng lớn, tiên lượng rất nặng, điểm glasgow chỉ 3. Bệnh viện đã mời các chuyên gia nội và ngoại thần kinh hội chẩn kỹ. Tuy nhiên, bệnh nhân không có chỉ định về mặt phẫu thuật mà tiếp tục được hồi sức tích cực và theo dõi.

Chủ đề