A e c là gì viết tắt của từ năm 2024

Rất ít người phương Tây biết đến cụm từ viết tắt “ASEAN” – cộng đồng các quốc gia Đông Nam Á là vì trong suốt lịch sử 50 năm của mình, ASEAN có quá ít sự kiện đáng nhớ đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Thêm vào đó, cho đến tận ngày nay, ASEAN vẫn chỉ tồn tại 'trên giấy' như là một liên minh chính trị hơn là một cộng đồng có tác động lớn đến kinh doanh quốc tế.

Nhưng từ năm 2015, điều này đã thay đổi, khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) chính thức được thành lập. Theomô hình tương tự cộng đồng kinh tế EU, mục tiêu lớn của AEC là (1) phát triển thành một thị trường và cơ sở sản xuất chung duy nhất; (2) hình thành một khu vực phát triển kinh tế công bằng hơn, và (3) đưa khu vực hội nhập kinh tế toàn cầu. Để đạt được 3 mục tiêu này, những rào cản thương mại sẽ phải được loại bỏ hoặccắt giảm và các tiêu chuẩn chung đối với một số lĩnh vực (ví dụ: mỹ phẩm, dược phẩm, nông sản, và các thiết bị y tế) sẽ đượchài hòa hóa.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN và quyền sở hữu trí tuệ (SHTT)

Chuẩn bị cho mức độ hội nhập kinh tế theo mục tiêu trên là nhiệm vụ không hề đơn giản, nhất là trong lĩnh vực quyền sở hữu trí tuệ, lĩnh vực trọng tâm củatrong chiến lược giai đoạn 2011-2015:

• Một hệ thống SHTT cân bằngbao hàm các mức độ khác nhau về sự phát triển của các quốc gia thành viên, trong đó bao gồm cả các tổ chức SHTT, để khu vực trở nên thuận lợi hơn cho các chủ nhân nắm giữ SHTT và người sáng tạo.

• Phát triển hạ tầng pháp luật và chính sách quốc gia hay khu vựcsao cho có thể ứng phó kịp thời trước môi trường SHTT luôn thay đổi và cho phép các quốc gia ASEAN tham gia vào hệ thống SHTT toàn cầu.

• Thúc đẩy SHTTsáng tạo, nâng cao nhận thức và sử dụng một cách có hệ thống, sao cho SHTT trở thành một công cụ giúp cho sự đổi mới và phát triển.

• Tham gia khu vực hoạt động của cộng đồng SHTTthế giới, để phát triển năng lực của các quốc gia thành viên và giải quyết các nhu cầu của các bên liên quan trong khu vực.

• Tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên và tăng phạm vi quy mô hợp tác để nâng cao năng lực con người và thể chế của Văn phòng SHTT khu vực.

Các tác động đối với người nắm giữ quyền SHTT

Mặc dù đang có những lo ngại về việc liệu mỗi quốc gia thành viên có thể giúp cho các tổ chức SHTT của họ đạt chuẩn hay không, việc thành lập AEC gần như chắc chắn sẽ làm cho các vấn đề phát sinh liên quan đến bảo vệ SHTTđối với các doanh nghiệp nước ngoài,thậm chí nhiều hơn, chứ không phải là ít đi. ASEAN sẽ không đi xa như EU là hướng tới lưu thông tự do không giới hạn của hàng hóa, nhưng vẫn tạo ra được một sự gia tăng tự do đáng kể cho lưu thông tất cả các loại hàng hóa, làm gia tăng tiềm ẩn thương mại hàng giả, hàng nhái quốc tế.

Về lý thuyết, bảo vệ SHTTgắn liến với cơ chế tự điều tiết: với sự tự do hóa cao hơn về vốn và đầu tư được xem như là một mục tiêu, đầu tư có thể sẽ không có tăng trưởng nếu như việc bảo vệ SHTT của quốc gia chủ nhà yếu kém. Trong thực tế, sự tụt hậu hay hoạt động lạc nhịp của các tổ chức SHTTnên được dự báo trước, và đừng quên một số điểm chính liên quan đến các hệ thống SHTT của khu vựcnhư sau.

Thứ nhất, AEC không có kế hoạch giới thiệu một 'Thương hiệu Cộng đồng - Community Trade Mark” hoặc bằng sáng chế của khu vực. Do đó, một ngườinắm giữ quyền SHTT phải đăng ký bảo hộ tại quốc gia mà họ muốn. Ngoài ra, nên lưu ý về các quy phạm pháp luật liên quan đến bí mật thương mại và bản quyền, vì chúng có thể sớm được ban hành ở tất cả các quốc gia riêng rẽ.

Thứ hai, AEC với hải quan'một cửa' có nghĩa là, cũng giống như EU, hàng hóa từ nước ngoài sẽ nhập vào thị trường AEC qua một điểm nhập cảnh hải quan, và sau đó được tự do lưu thông trong khắp AEC mà không cần phải kiểm tra biên giới bổ sung. Điều này có nghĩa rằng hàng hoá của bạn có thể sẽ được bán ở một nước AEC mà bạn không dự định trước hay đoán trước được. Do đó, bảo vệở phạm vi đa quốc gia cần được xem xét một cách cẩn thận.

Thứ ba, cần nhận biết được sự khác biệt giữa các quốc gia. Một số quốc gia thành viên ASEAN như Singapore và Thái Lan được coi là dẫn đầu khu vực trong việc bảo vệ sở hữu trí tuệ, cao đến mức mà Singapore đã trở thành một trung tâm thương mại SHTT toàn cầu. Trong khi những thành viên khác vẫn đang loay hoay với hạ tầng pháp lý của họ - Philippines gần đây đãban hành một số sáng kiến chính sách để làm nền tảng cho việc phê chuẩn một số hiệp ước về sở hữu trí tuệ quốc tế, chẳng hạn như các Công ước Nice về phân loại hàng hoá và dịch vụ trong thủ tục cấp nhãn hiệu thương mại, kèm theo đó là hải quan công khai xử lý hàng giả. Như vậy các doanh nghiệp cần phải nhận biết các vùng lãnh thổ có nguy cơ cao hơn và ưu tiên các biện pháp ứng phó kịp thời cho nó.

Nguy cơ hàng giả tồn tại ở tất cả các nước ASEAN. Thái Lan, Việt Nam và Indonesia là nguồn cung chính, và cũng là điểm đến của hàng giả, mặc dù phần lớn hàng giả vẫn được nhập khẩu từ Trung Quốc. Singapore là một thị trường hạn chế đối với hàng giả, song lại như một cảng lớn tiếp nhiều hàng hóa từ Trung Quốc, và nó vẫn đang là một điểm đến và chuyển điểm cho hàng hóa vi phạm SHTT. AEC sẽ là một bước ngoặt đối đối với môi trường kinh doanh ở Đông Nam Á, nhưng các doanh nghiệp không nên cho rằng rủi ro đối với tài sản trí tuệ sẽ giảm ngay lập tức –sự cẩn trọng và có một chiến lược bảo vệ vững chắc sẽ trở nên quan trọng hơn trong tương lai gần.

Chủ đề