5 điều bác hồ dạy em thích nhất điều nào năm 2024

Gần đây, nhiều người dùng mạng xã hội nhắc lại câu chuyện một thí sinh tham gia chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” vào tháng 2 của quý II/2020 đã bỏ qua câu hỏi “Điều đầu tiên trong “5 điều Bác Hồ dạy” dành cho thiếu niên, nhi đồng là gì?”. Nhiều ý kiến không hài lòng về điều này, cho rằng một học sinh giỏi, tham gia vào một cuộc thi trí tuệ lại có vẻ không thuộc “5 điều Bác Hồ dạy”…

Theo tác giả, 5 điều Bác Hồ dạy là lời dạy chung cho trẻ em và người lớn, là một định hướng nên được nhớ và thực hành mỗi ngày (ảnh minh họa). Ảnh: Y.Hoa

Một số ý kiến khác tỏ ra lo lắng về hiện tượng một số học sinh không được dạy đầy đủ hoặc đã “quên” những kiến thức, kỹ năng, lời dạy mang tính cơ bản, nhất là về đạo đức, lịch sử, truyền thống… Phải nói rằng 5 điều Bác Hồ dạy dành cho thiếu niên, nhi đồng (gọi tắt là 5 điều Bác Hồ dạy) là những lời dạy rất phổ biến, quen thuộc, dễ nhớ và rất có ý nghĩa đối với thiếu nhi. Đó là:

“Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào

Học tập tốt, lao động tốt

Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt

Giữ gìn vệ sinh thật tốt

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”(1).

Những điều Bác dạy vừa mang tầm khái quát vừa lại rất cụ thể, vừa mang tính định hướng lâu dài vừa nêu thực hiện hằng ngày. Có người nói, những lời dạy này có một số nội dung rộng lớn quá, như “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” là điều không phù hợp với thiếu nhi, mà có thể là “yêu kính ông bà, cha mẹ, thầy cô”… Thực ra, lời dạy của Bác Hồ đã bao trùm tất cả: Hẳn chẳng có ai “yêu Tổ quốc, yêu đồng bào” mà không bắt đầu từ những điều, những người cụ thể, đó là làng xóm, quê hương gắn với gia đình, họ hàng… Bên cạnh đó, các lời dạy của Bác mang tính dẫn dắt, định hướng cho mỗi cá nhân một cách xuyên suốt, lâu dài, mang ý nghĩa liên tục, bền vững. Thiếu nhi cần phải học tập tốt, lớn lên là người trưởng thành thì cũng cần phải học tập (mà Bác Hồ từng dạy: Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân - như lời Bác nói tại Hội nghị toàn quốc lần thứ nhất về công tác huấn luyện và học tập năm 1950). Học tập là một nhu cầu và cũng là một thói quen, nếu không rèn luyện, hình thành một nền nếp từ nhỏ thì lớn lên sẽ rất khó thực hiện. Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay, yêu cầu “học tập suốt đời” được lặp lại rất nhiều lần ở nhiều văn kiện của Đảng, của Nhà nước, của UNESCO…; đối tượng được kêu gọi thực hiện là tất cả mọi người, trong đó có cán bộ, đảng viên, nên việc “học tập tốt” cần phải được hình thành từ nhỏ.

Tương tự như vậy, “Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt” cũng cần được rèn luyện từ thiếu nhi. Chúng ta đều nhớ câu nói nổi tiếng của Bác: “Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết; Thành công, thành công, đại thành công”. Ý nghĩa của câu này hoàn toàn không phân biệt đối tượng, hoàn cảnh, không gian… Do đó, trẻ nhỏ cần đoàn kết theo kiểu của trẻ nhỏ và quan trọng hơn là hình thành một đức tính tốt để duy trì cho đến khi trưởng thành. Yếu tố kỷ luật cũng vậy. Môi trường học đường là một trong những nơi rất cần kỷ luật; một học sinh có ý thức kỷ luật tốt sẽ có nhiều điều kiện thuận lợi để trở thành một công dân có kỷ luật tốt. Hẳn nhiên, một xã hội tốt, một đất nước phát triển không thể thiếu những công dân, tổ chức có tinh thần đoàn kết, có sự kỷ luật.

Câu thứ tư “Giữ gìn vệ sinh thật tốt” thực sự gắn với trẻ nhỏ. Trong điều kiện xã hội ta trước đây, yếu tố vệ sinh có lúc có nơi chưa được chú trọng đúng mức nên lời dạy này rất cần thiết. Có lẽ nhiều người trưởng thành từ những năm 1980 trở về trước đều nhớ đến bài học “3 sạch” (ăn sạch, uống sạch, ở sạch) trong sách giáo khoa, điều mà về sau này được phát triển thành những bài học mới cho phù hợp với nếp sống mới. Câu cuối cùng “Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm” vừa có ý nghĩa đối với trẻ em vừa rất cần cho người lớn. Đây là vài trong số những đức tính đạo đức của con người mới trong xã hội mới mà Bác Hồ thường dạy, đó là nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm, trước hết thể hiện ở cán bộ, đảng viên. Cũng như nhiều đức tính khác, các đức tính mà Bác Hồ nêu ở trên rất cần được thực hành và ăn sâu vào tiềm thức từ thuở nhỏ.

Vì những điều đã nêu ở trên, 5 điều Bác Hồ dạy thực sự có ý nghĩa đối với cả trẻ em và người lớn. Việc học tập và thực hành của thiếu nhi là rất cần thiết, là tiền đề để khi trưởng thành, các công dân tiếp tục duy trì được các yêu cầu, các đức tính ấy. Do vậy, trong nhà trường, giáo viên phải dạy cho tất cả học sinh (từ bậc tiểu học) phải thuộc nằm lòng các lời dạy ấy của Bác Hồ, đồng thời uốn nắn, định hướng để các em rèn luyện, thực hành một cách thường xuyên, liên tục. Nhà trường cần xem điều này là một đòi hỏi mang tính bắt buộc, vừa gắn việc giáo dục đạo đức vừa gắn với rèn luyện các kỹ năng sống. Ở từng cấp học, nên có sự nhắc lại (cả trong chương trình chính khóa và ngoại khóa) bằng những hình thức phù hợp (như trong bài kiểm tra, việc thực hành các kỹ năng, các sinh hoạt dã ngoại…).

Ở một lời dạy khác dành cho thanh niên, Bác Hồ từng nói: “Một đời người bắt đầu từ tuổi trẻ” (thư viết cho thiếu niên và nhi đồng dịp Tết năm 1946). Rõ ràng rằng, đời người nào đó sẽ trở nên thế nào phần nhiều bắt nguồn từ khi tuổi trẻ người đó đã được giáo dục, được rèn luyện thế nào và đã phấn đấu, nỗ lực ra sao. Do vậy, suy cho cùng, 5 điều Bác Hồ dạy cũng là lời dạy chung cho tất cả trẻ em và người lớn, là một định hướng nên được nhớ và được thực hành trong mỗi ngày, ở mỗi không gian, vào từng hoàn cảnh!

Nguyễn Minh Hải

(1) Nhân kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Việt Nam (15-5-1941/ 15-5-1961), theo đề nghị của Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi một bức thư cho thiếu niên, nhi đồng, trong đó nêu 5 điều Bác Hồ dạy. Tuy nhiên, 2 câu cuối trong 5 điều này là “Giữ gìn vệ sinh/ Thật thà, dũng cảm”. Đến cuối năm 1965, để chuẩn bị phần thưởng cho giáo viên và học sinh vào cuối năm học, Bác Hồ thấy ở 5 điều trên, 3 câu đầu mỗi câu có 6 chữ, còn 2 câu cuối mỗi câu chỉ có 4 chữ, như vậy không cân đối. Bác đã suy nghĩ và bổ sung thêm cho mỗi câu đủ 6 chữ. Và 5 điều Bác Hồ dạy được phổ biến từ đó đến nay đều dùng bản có 6 chữ mỗi câu, vừa có nội dung rộng hơn vừa dễ nhớ.

Giáo dục và tổ chức thiếu nhi Việt Nam Học tập và làm theo 5 điều Bác Hồ dạy là gì?

Lan tỏa phong trào 5 điều Bác Hồ dạy (Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; Học tập tốt, lao động tốt; Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt; Giữ gìn vệ sinh thật tốt; Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm) là bài học quý giá và cũng là mục tiêu phấn đấu của các thế hệ thiếu niên, nhi đồng.

5 điều Bác Hồ dạy thể hiện điều gì?

Ý nghĩa 5 điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng..

Yêu tổ quốc, yêu đồng bào..

Học tập tốt, lao động tốt..

Đoàn kết tốt, kỉ luật tốt..

Giữ gìn vệ sinh thật tốt..

Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm..

Năm điều Bác Hồ dạy thiếu nhi nói về điều gì?

Bác Hồ từng căn dặn: Trên đây là nội dung 5 điều Bác Hồ dạy các cháu thiếu niên, nhi đồng. Các em nên nhớ, “Trẻ em như búp trên cành – Biết ăn ngủ, biết học hành là ngoan” và thực hiện theo đúng 5 điều Bác dạy. Hi vọng những thông tin trên đã mang lại kiến thức bổ ích cho các bạn.

Một trọng những điều Bác Hồ dạy thiếu niên nhi đồng là gì?

Nhiều thế hệ thiếu niên, nhi đồng Việt Nam luôn ghi nhớ 5 điều Bác dạy: “Yêu Tổ quốc, yêu đồng bào Học tập tốt, lao động tốt Đoàn kết tốt, kỷ luật tốt Giữ gìn vệ sinh thật tốt, Khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”.

Chủ đề