1 ha hồ sen nuôi được bao nhiêu cá năm 2024

Xã miền núi Quang Sơn, thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình đã tìm một hướng đi mới đó là trồng sen kết hợp nuôi cá. Mô hình này mang lại hiệu quả gấp 4-5 lần trồng lúa.

Quang Sơn là xã miền núi của thành phố Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình với dân số hơn 6.000 người, diện tích tự nhiên gần 750 ha; trong đó diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 209 ha. Do sản xuất nông nghiệp trong đó chủ yếu là trồng lúa những năm qua không cho hiệu quả do địa hình thấp trũng nên người dân đã tìm hướng đi mới, chuyển đổi đất nông nghiệp trồng lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp nuôi cá.

Những ngày hè tháng 7, trên cánh đồng sen bạt ngàn của xã Quang Sơn, gia đình ông Trần Văn Tuyền tất bật với công việc thu hoạch sen. Sen được trồng 1 vụ/năm bắt đầu từ tháng 2 và sau 5 - 6 tháng có thể cho thu hoạch rải rác trong 1 - 2 tháng. Vào thời điểm chính vụ, gia đình ông Tuyền phải thuê thêm lao động thời vụ để hỗ trợ công việc thu hoạch đài sen và bóc tách hạt sen.

Từ khi sen được thu hoạch đến nay, bình quân 2 - 3 ngày gia đình ông thu hoạch 1 lần sau đó tách hạt sen bán tươi hoặc khô. Trước đây, trên diện tích 3 ha đất nông nghiệp của gia đình trồng lúa nhưng do sản lượng thấp, lại hay bị ngập lụt vào mùa mưa nên hiệu quả kinh tế mang lại không cao. Từ khi có chủ trương chuyển đổi diện tích đất nông nghiệp kém hiệu quả, ông Tuyền đã lựa chọn trồng sen kết hợp thả cá chép, rô phi.

Năm nay, nhờ chọn được giống sen tốt, áp dụng khoa học kỹ thuật trong chăm sóc nên sen của gia đình ông Tuyền đạt chất lượng cao, hạt sen to, đẹp. Ông Tuyền dự kiến tổng thu hoạch sẽ đạt trên 2 tấn hạt sen và 4 tấn cá, trừ chi phí còn lãi hơn 150 triệu đồng. Ông Trần Văn Tuyền khẳng định sau 4 năm chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu quả của gia đình sang trồng sen cho hiệu quả gấp 4, 5 lần so với trồng lúa.

Sen là loại dễ trồng, chi phí ban đầu thấp, ít sâu bệnh, khả năng chống chọi sâu bệnh cao, không tốn công chăm sóc và phù hợp đồng đất địa phương. Gia đình ông Tuyền là 1 trong hàng chục hộ nông dân ở xã Quang Sơn đã quyết định chuyển đổi diện tích đất trũng sản xuất nông nghiệp kém hiệu quả sang trồng sen lấy hạt kết hợp nuôi cá cho thu nhập cao, ổn định. Đây đang là hướng đi có nhiều triển vọng cho người nông dân ở Quang Sơn nói riêng.

Từ năm 2014 đến nay người dân Quang Sơn đã chuyển đổi 60 ha đất nông nghiệp trồng lúa sang trồng sen lấy hạt kết hợp thả cá nhằm tận dụng và nâng cao thu nhập trên một diện tích sản xuất.

Từ một vài hộ nhỏ lẻ ban đầu tham gia, chủ yếu trồng trên những thửa đất thấp trũng. Sau một thời gian nhận thấy trồng sen cho thu nhập cao, nhiều hộ gia đình trong xã đã mạnh dạn đầu tư, phát triển diện tích. Dự kiến diện tích sẽ sẽ tăng thêm 30 ha trong năm 2018.

Người dân Quang Sơn chỉ trồng sen lấy hạt nên giống sen cũng được lựa chọn kỹ càng. Nhờ am hiểu tường tận kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản hạt sen... nên chất lượng sen nơi đây rất tốt không chỉ dùng trong bữa ăn hàng ngày và còn được sử dụng trong các bài thuốc.

Hiện nay, thị trường đầu ra của sản phẩm hạt sen tương đối ổn định, đến mùa sen các công ty dược phẩm, bánh kẹo hoặc các thương lái đều đến ký hợp đồng và thu mua trọn gói với người trồng sen. Năm nay, giá sen khô được thu mua ở Quang Sơn khoảng 70.000 đồng/kg, sen tươi 35.000 đồng/kg.

Anh Nguyễn Phú Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Quang Sơn cho biết: “Sen là loài cây dễ trồng được dùng làm thuốc từ gốc tới ngọn. Sau gần 4 năm, mô hình trồng sen lấy hạt kết hợp thả cá tại địa phương đã khẳng định được năng suất, chất lượng sản phẩm và ổn định thu nhập cho người dân đúng theo hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Trong thời gian tới, Hội Nông dân xã sẽ định hướng, hỗ trợ người dân trồng sen phát triển thêm các dịch vụ từ sen như du lịch sinh thái, chụp ảnh… để tăng nguồn thu từ sen”.

Nông dân xã Quang Sơn thu hoạch sen. Ảnh: Thùy Dung - TTXVN

Đánh giá cao hiệu quả của mô hình trồng sen kết hợp của nông dân xã Quang Sơn, bà Tạ Thị Thế, Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Tam Điệp khẳng định: “Khai thác, tận dụng lợi thế diện tích đất ở vùng trũng thấp để trồng sen lấy hạt của người dân Quang Sơn không chỉ nâng cao mức thu nhập kinh tế hộ gia đình, tạo thêm việc làm cho nhiều lao động mà còn góp phần cải thiện cảnh quan, môi trường sinh thái ở vùng nông thôn.

Hội Nông dân thành phố Tam Điệp sẽ tiếp tục vận động người dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa những giống cây có năng suất, chất lượng vào sản xuất kinh doanh, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giúp tăng thu nhập, ổn định đời sống cho người nông dân; trong đó có cây sen.

Trước đây, một số nông dân ở huyện Tam Nông (Đồng Tháp) tận dụng các ao, hầm, đìa bàu, mương vườn… cạnh nhà trồng sen chỉ để làm cảnh cho đẹp. Nhưng, từ khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với từng vùng sinh thái và tạo nguồn thu nhập bền vững cho nông dân, nhiều hộ nông dân ở các xã Phú Đức, Phú Cường, thị trấn Tràm Chim… đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích canh tác lúa kém hiệu quả sang trồng sen kết hợp nuôi cá và đã mang lại nguồn lợi thật đáng kể.

Từ 17 ha ruộng trồng sen trong năm 2010, đến nay toàn huyện đã trồng 50 ha sen. Chị Hà Thị Hương, người trồng sen ở ấp Phú Xuân, xã Phú Đức cho biết: “Cây sen rất dễ trồng và có thể trồng được quanh năm, thích hợp với nhiều loại đất khác nhau… nên gia đình tôi đã không ngần ngại thuê 3,7 ha đất ruộng canh tác lúa kém hiệu quả để trồng sen Đài Loan. Sau thu hoạch, gia đình tôi đã thu lãi 80 triệu đồng”.

Thông thường, sen trồng được khoảng 30 ngày thì cho thu hoạch ngó sen đợt đầu. Trung bình đạt từ 4 – 5 kg ngó sen/công. Sau đó, cách 2 – 3 ngày là thu hoạch ngó một lần và sản lượng ngó sẽ tăng cao hơn nhiều từ đợt thứ nhì trở đi nếu chăm sóc đúng quy trình kỹ thuật. Bình quân mỗi ngày người trồng khai thác được trên 10 kg ngó sen bán giá từ 10.000 đ/kg trở lên, thu nhập cả trăm ngàn đồng. Đó là chưa tính tới nguồn lợi nhuận từ cá nuôi trong ruộng sen. Theo chị Hương: “Muốn trồng sen đạt hiệu quả cao, trước khi trồng phải bơm nước vào ruộng cao chừng 3 – 5 tấc, rồi chọn những bụi sen khỏe, có đủ rễ, lá còn đang cuống… rồi đem cấy xuống ruộng. Chú ý, khi cấy phải cho các lá sen nằm trên mặt nước, nếu để nước ngập lá sen sẽ chết! Còn việc chăm sóc cho sen cũng rất đơn giản, nhưng phải thường xuyên cần mẫn tỉa bỏ những lá sen già cỗi, lá bị sâu để tạo thông thoáng cho các lá sen non mọc. Nếu sen bị bệnh đốm lá do nấm gây ra, phải sử dụng thuốc Tilt 250 ND để xịt. Khi thấy lá sen bị sâu ăn lủng lỗ thì dùng thuốc Pegagus để phun. Nhờ cần mẫn chăm sóc theo đúng quy trình kỹ thuật nên gia đình tôi đã thu lợi nhuận đáng kể”.

Không chỉ bán gương sen mà các bộ phận khác của sen như: ngó, lá, cuống, hoa sen, tâm, nhụy, hạt sen… cũng đều có thể bán được nên cây sen rất có giá trị về kinh tế. Hiện tại, nông dân rất cần sự gắn kết giữa “4 nhà” (nhà nông – nhà khoa học – nhà nước và nhà doanh nghiệp) trong việc phát triển cây sen ở vùng Đồng Tháp Mười này, nhằm góp phần chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại nguồn thu nhập kinh tế gia đình bền vững cho nông dân, thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển!

Chủ đề