089 hướng dẫn cách quả mâm xôi

GD&TĐ - Trong tinh thần so sánh nhằm chứng minh rằng Nguyễn Du đã thay đổi rất nhiều nội dung tác phẩm “Kim Vân Kiều”, lần này chúng tôi xem xét đoạn trích “Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều”.

Vỏn vẹn một trang in

Trước đó Thúy Kiều đã khuyên Thúc Sinh về thăm Hoạn Thư. Rồi cha Thúc Sinh cho gọi chàng cũng nhắc chuyện về thăm vợ cả. Thế là Thúc Sinh chia tay Kiều.

Trong “Kim Vân Kiều”, đoạn này được bắt đầu từ chỗ: “Thúc Sinh cáo từ lui ra, trở về thuật lại cho Thúy Kiều biết ý kiến phụ thân như thế, rồi ngay đêm ấy nàng bèn sắm sửa mâm rượu để cùng Thúc Sinh tiễn hành” (trang 269 “Truyện Kiều” đối chiếu*).

Kết thúc đoạn là ở chi tiết: “Thúc Sinh quay ra bái biệt phụ thân và chúng bạn rồi lên ngựa đi về hướng Nam, tới Thổ Gia Đinh, đến sông Hoàng Hà, đáp thuyền sang huyện Vô Tích chỉ mất 6 ngày thì về đến nhà” (trang 277 sách đã dẫn). Số trang in là 8 trang.

Nguyễn Du viết từ câu thơ 1949 “Tiễn đưa một chén quan hà” đến câu thơ 1.526 “Nửa in gối chiếc nửa soi dặm trường”. Tổng số là 28 câu thơ lục bát, chỉ vỏn vẹn 1 trang in. Cuộc tiễn biệt này được các soạn giả sách giáo khoa trước nay trích gọn hơn nữa chỉ trong 8 câu mà thôi:

Người lên ngựa kẻ chia bào

Rừng phong thu đã nhuốm màu

quan san

Dặm hồng bụi cuốn chinh an

Trông người đã khuất mấy ngàn

dâu xanh

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Làm khác những gì?

Đối sánh hai tác phẩm “Kim Vân Kiều” và “Thúy Kiều”, ta thấy Nguyễn Du đã làm khác những gì?

Đầu tiên, Nguyễn Du đã bỏ chi tiết “ngay đêm ấy nàng bèn sắm một mâm rượu để cùng Thúc Sinh tiễn hành”. Nhà thơ chỉ viết “tiễn đưa một chén quan hà”. Nguyễn Du rút gọn chuyện nghẹn ngào, sụt sùi, khóc lóc của hai người. Không có chuyện “Thúc Sinh nghẹn ngào đáp... Thúy Kiều sụt sùi nói... Nói xong hai người nhìn nhau cùng khóc” (trang 270). Thay vào đó, nhà thơ chỉ viết:

Cầm tay, dài ngắn thở than

Chia phôi ngừng chén hợp tan nghẹn lời

Hơn nữa, Nguyễn Du bỏ lời Thúc Sinh đề nghị Kiều “cùng nhau phú một bài thơ để làm kỉ niệm”; bỏ lời Kiều mời Thúc Sinh ngâm trước để nàng họa; bỏ hai bài thơ của Thúc Sinh, lời khen của Thúy Kiều và bài cổ phong họa lại của Kiều; bỏ chi tiết Kiều mỉm cười, rồi làm thêm 10 bài thơ “Kim tịch hà tịch” (đêm nay đêm nào). (trang 272 - 274).

Mặt khác, Nguyễn Du còn bỏ chi tiết Thúy Kiều rót một chén rượu đầy đưa cho Thúc Sinh và ngâm thêm bài thơ nữa để “tăng khí sắc lúc lên đường” (trang 275); bỏ chi tiết Thúc Sinh lại ngâm thêm một bài thơ. Ngâm xong kêu buồn ngủ; bỏ đoạn chuyện trò của Thúc Sinh với Kiều và việc hai người “lên giường đi ngủ”; bỏ chi tiết Thúc Sinh ngủ dậy, rửa mặt chải đầu chưa xong thì phu xe thúc giục, chàng “chỉ ngập ngừng nói lên hai tiếng “bảo trọng” rồi gạt lệ bước ra” (trang 276).

Đặc biệt, Nguyễn Du không nói đến việc “Thúc ông và những người làm công cùng các bạn chàng đến tiễn” khiến Thúy Kiều không ra khỏi cửa mà “nép vào tấm bình phong” và đồng thời bỏ chi tiết Thúc Sinh bái biệt phụ thân và chúng bạn rồi lên ngựa.

Trở lên là những điều Nguyễn Du bỏ bớt. Bây giờ nói đến sự khác biệt do Nguyễn Du thêm vào. Đó là, Nguyễn Du thêm vào cảnh tiễn biệt những câu thơ tả cảnh bên ngoài (Trong “Kim Vân Kiều”, Kiều và Thúc Sinh tiễn biệt ở trong nhà, trong đêm):

Sông Tần một dải xanh xanh

Loi thoi bờ liễu mấy cành Dương Quan

Nguyễn Du cũng đã đưa những lời Kiều nói với Thúc Sinh khi giục chàng về quê vào lời dặn dò lúc đưa tiễn 14 câu (từ câu 1.505 đến câu 1.518) và để hai người từ biệt nhau bịn rịn “Người lên ngựa, kẻ chia bào”, để Kiều nhìn theo chàng Thúc cho đến khi “khuất mấy hàng dâu xanh”.

Không chỉ thế, Nguyễn Du còn viết bốn câu để bình luận về sự chia tay đầy bịn rịn, luyến lưu của hai người:

Người về chiếc bóng năm canh

Kẻ đi muôn dặm một mình xa xôi

Vầng trăng ai xẻ làm đôi

Nửa in gối chiếc, nửa soi dặm trường.

Mười bảy sự điều chỉnh của Nguyễn Du (bỏ bớt và thêm vào) đã làm cho buổi Thúc Sinh từ biệt Thúy Kiều trở nên đặc biệt độc đáo.

Và bạn đọc được chứng kiến một bậc thầy về miêu tả cảnh vật, một bậc thầy về phân tích tâm lí nhân vật cũng như tấm lòng yêu thương, trân trọng của Nguyễn Du đối với mối tình Thúy Kiều với Thúc Sinh.

---

(*) Chúng tôi dùng cuốn “Truyện Kiều đối chiếu” của Phạm Đan Quế (bản dịch Kim Vân Kiều - Thanh Tâm Tài Tử của Tô Nam - Nguyễn Đình Diệm, Bản phiên Truyện Kiều - Nguyễn Du của Đào Duy Anh), Nhà xuất bản Hải Phòng, 1999, tái bản lần thứ nhất. Các chú thích số trang là theo sách đó để bạn đọc tiện đối chiếu.

Giao thừa hay còn gọi là lễ trừ tịch, là một trong những lễ quan trọng nhất trong dịp Tết Nguyên Đán của người Việt với ý nghĩa loại bỏ những điều xấu trong năm cũ để chào đón năm mới tốt đẹp. Lễ cúng giao thừa được diễn ra vào giờ Chính Tý (12h đêm 30 tháng Chạp), theo đó mỗi gia đình sẽ tiến hành 2 lễ gồm cúng ngoài trời và cúng trong nhà, các lễ vật và mâm cúng cũng sẽ khác nhau.

Cúng giao thừa ngoài trời

Cúng giao thừa ngoài trời sẽ được tiến hàng trước lễ cúng giao thừa trong nhà. Ở chiếc hương án, bạn cần 1 bình hương hoặc bát gạo để cắm hương, 2 ngọn đèn đầu hoặc 2 ngọn đèn cầy bày sẵn.

Mâm lễ vật đặt trên bàn sẽ gồm:

  • 1 chiếc thủ lợn hoặc 1 con gà luộc
  • 1 dĩa trầu cau
  • 1 dĩa bánh chưng
  • 1 dĩa mứt kẹo (tùy loại)
  • 1 bình hoa cúng
  • 1 dĩa muối gạo
  • 5 chung trà
  • 1 bộ vàng mã cúng giao thừa (mua tại các quầy vàng mã)
  • 1 mâm ngũ quả (tùy vùng miền)

Bàn đặt mâm lễ sẽ ở hướng Bắc (cúng Thượng Đế) hoặc hướng Đông (cúng Thiên Tử) tùy theo từng gia đình. Lưu ý trên bàn cần trải một tấm vải sang trọng, dưới đất sẽ trải một tấm vải đỏ hoặc chiếu. Bên cạnh đó, cần chuẩn bị một ít rượu và muối để rắc và rót xung quanh để trừ tịch (tà ma).

Văn khấn cúng giao thừa ngoài trời

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển.

Con kính lạy quan …………………………….Vương hành khiển, ……………..Chi thần………………..Tào phán quan năm …………

Con kính lạy Các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần. Nay là phút giao thừa năm ........................................................... Tín chủ (chúng) con là: ..................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

Ngụ tại: ............................................................................................

..........................................................................................................

Phút thiêng giao thừa vừa tới, năm cũ qua đi, đón mừng năm mới, tam dương khai thái; vạn tượng canh tân. Nay ngài Thái tuế tôn thần trên vâng lệnh Thượng đế giám sát vạn dân, dưới bảo hộ sinh linh tảo trừ yêu nghiệt. Quan cũ về triều cửa khuyết, lưu phúc lưu ân. Quan mới xuống thay, thể đức hiếu sinh, ban tài tiếp lộc. Nhân buổi tân xuân, tín chủ con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương thành tâm kính lễ.

Chúng con kính mời: ngài Cựu niên Đương cai, ngài Tân niên đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần; ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ Địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật.

Nguyện cho tín chủ: Minh thiên khang thái, trú dạ cát tường. Thời thời được chữ bình an, gia đạo hưng long thịnh vượng. Dãi tấm lòng thành cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Cúng giao thừa trong nhà

Đây là lễ cúng tổ tiên vào đúng thời khắc giao thừa vừa tới để xin tổ tiên phù hộ độ trì cho cả gia đình. Với lễ cúng giao thừa trong nhà bạn cần chuẩn bị mâm cỗ mặn hoặc chay tùy theo từng gia đình, từng vùng miền.

Cỗ mặn gồm: bánh chưng, giò chả, xôi gấc, thịt gà, xôi đậu cùng các món mặn khác theo từng gia đình.

Cỗ ngọt và chay thường bao gồm: hương, hoa, đèn nến, bánh kẹo, mứt tết, rượu bia cùng một số loại đồ uống khác.

Lưu ý, cỗ để ở bàn dưới bàn thờ, trên bàn thờ chỉ để hoa, quả tươi, ít tiền vàng mã, trà nước tượng trưng. Mỗi vùng miền sẽ có các đặc trưng riêng khi cúng giao thừa, Miền bắc thì tuân theo số, ví dụ cỗ nhỏ thường là 4 bát, 4 đĩa (không kể xôi, nước chấm, dưa hành) cỗ lớn thì là 6 bát, 6 đĩa hoặc 8 bát, 8 đĩa. Miền Trung tập trung nhiều món hơn trong khi miền Nam chủ yếu là thắp hương, hoa, đèn, bánh mứt, trà.

Văn khấn cúng giao thừa trong nhà

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Hoàng thiên, Hậu Thổ, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy ngài Cựu niên Đương cai Hành khiển.

Con kính lạy Các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Táo quân, chư vị Tôn thần.

Con kính lạy Các cụ tổ tiên nội, ngoại chư vị Tiên linh Nay là phút giao thừa năm ..................................................................................................

Tín chủ (chúng) con là: ........................................................................................................

Ngụ tại: .................................................................................................................................

Phút thiêng giao thừa vừa tới, giờ Tý đầu xuân, đón mừng nguyên đán, tín chủ con thành tâm, sửa biện hương hoa phẩm vật, nghi lễ cung trần, dâng lên trước án. Cúng dâng Phật Thánh, dâng hiến Tôn thần, đốt nén tâm hương thành tâm kính lễ.

Chúng con kính mời: ngài Bản cảnh Thành hoàng chư vị Đại Vương, ngài bản xứ Thần linh Thổ Địa, Phúc đức chính thần, các ngài Ngũ phương, Ngũ Thổ, Long mạch, Tài thần, các bản gia Táo quân và chư vị Thần Linh cai quản ở trong xứ này. Cúi xin giáng lâm trước án thụ hưởng lễ vật. Con lại kính mời các cụ Tiên linh Cao Tằng Tổ khảo, Cao Tằng Tổ tỷ, Bá thúc huynh đệ, Cô di tỷ muội, nội ngoại tộc chư vị hương linh cúi xin giáng về linh sàng thụ hưởng lễ vật.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ngụ tại đất này, nhân tiết giao thừa, giáng lâm trước hương án thụ hưởng lễ vật. Cúi xin các vị phù hộ độ trì cho toàn thể gia chủ chúng con năm mới tốt lành, sức khoẻ dồi dào, tấn tài tấn lộc, vạn sự tốt lành, vạn điều như ý. Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

Nam Mô A Di Đà Phật!

2/ CÚNG MÙNG 1, MÙNG 2 TẾT

Mùng 1, mùng 2 thường là ngày cúng tổ tiên, các vị thần linh cầu mong ông bà và các thần linh phù hộ, độ trì cho cả gia đình, sau đó mùng 3 hoặc mùng 4 thường là lễ hóa vàng hay còn gọi là lễ Tạ năm mới. Theo đó, mâm cỗ cúng đầu năm gồm:

  • 1 mâm ngũ quả
  • Hương hóa
  • Một xấp giấy tiền vàng mã
  • Đèn, nến, trầu cau, rượu, trà
  • 1 dĩa bánh chưng hoặc bánh tét

Một số gia đình có phong tục cúng 4 bát, 6 đĩa, lớn hơn là 8 bát, 8 đĩa gồm:

  • 1 bát bóng nấu chân tẩy (su hào, cà rốt thái mỏng) và nước dùng gà
  • 1 bát miến nấu lòng gà
  • 1 bát măng khô ninh thịt lợn
  • 1 đĩa gà luộc
  • 1 đĩa nem
  • 1 đĩa giò xào, giò lụa
  • 1 đĩa nộm

Những ngày còn lại bạn cần thắp nhang đỏ lửa để tạo không khí Tết ấm áp, sau lễ tạ năm mới mới ngừng thắp nhang.

Văn khấn cúng mùng 1 Tết

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Nam mô A Di Đà Phật

Con kính lạy Chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư Phật mười phương.

Con kính lạy Đức Đương lai hạ sinh Di Lặc Tôn Phật.

Con kính lạy Các cụ Tiên Linh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, cô di Tỷ, Muội , đường thượng Tiên linh và các hương hồn nội ngoại Tộc họ …………………………..................................

Tín chủ (chúng) con là: ........................................................................................................

Ngụ tại: .............................................................................................................................Nay theo Tuế luật, Âm Dương vận hành, tới tuần Nguyên Đán. Mùng Một đầu Xuân, mưa móc thấm nhuần, đón mừng năm mới. Con cháu tưởng niệm ân đức của Tổ tiên như Trời cao Biển rộng, khôn đem tấc cỏ báo ba xuân. Do đó chúng con cùng toàn thể con cháu trong nhà sửa biện hương hoa vật phẩm, nghi lễ cung trần, dâng lên trước Án. Cúi xin giáng về Linh Sàng hâm hưởng lễ vật.

Kính mời Các cụ Tiên Linh Cao Tằng Tổ Khảo, Cao Tằng Tổ Tỷ, Bá Thúc Huynh Đệ, cô di Tỷ, Muội, nội ngoại Tộc chư vị Hương Linh. Nguyện cho chúng con: Minh niên khang thái, trú dạ cát tường. Độ cho chúng con mọi duyên thuận lợi, công việc hanh thông. Người người được chữ bình an, tháng ngày được hưởng phần lợi lộc. Âm phù - Dương trợ, sở nguyện tòng tâm. Bốn mùa không hạn ách nào xâm, tám tiết có điềm lành tiếp ứng.

Tín chủ chúng con lại kính mời các vị vong linh tiền chủ, hậu chủ, y thảo phụ mộc ngụ tại đất này, cùng về hâm hưởng lễ vật.

Dãi tấm lòng thành, cúi xin chứng giám.

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Nam Mô A Di Đà Phật

Phong tục cúng kiếng trước, trong và sau dịp Tết Nguyên Đán không chỉ để nhằm mục đích xua đuổi điềm dữ, cầu may mắn, tài lộc mà những nghi lễ này để thể hiện lòng thành kính, tấm lòng hiếu thảo của con cháu. Tất cả tạo nên nét đẹp văn hóa đặc trưng, đi sâu vào tiềm thức của người Việt Nam. Hy vọng với những chia sẻ trên đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho các bạn, đặc biệt là các bạn trẻ chưa hiểu nhiều về các phong tục, nghi thức cúng kiếng vào ngày Tết.

Chủ đề